(Gotrangtri.vn) Làng nghề thủ công mỹ nghệ Phù Khê – Bắc Ninh vốn là đất mộc, nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng, đã xây dựng nhiều công trình nổi tiếng như chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình Đình Bảng, đình Diễm Xá…
Portfolio sẽ cùng bạn tìm hiểu truyền thống làng nghề gỗ mỹ nghệ Phù Khê ngay bây giờ!
1. Truyền thống lịch sử làng nghề gỗ mỹ nghệ Phù Khê
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê thuộc xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm cách Hà Nội 20Km về hướng Nam.
Theo các bậc trưởng lão thì làng được thành lập từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thịnh vượng đến đời Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.
Khi đó nhu cầu xây dựng cung điện, thành quách rất lớn, nghệ nhân tài giỏi từ các nơi tập trung về Phù Khê rất đông, dần hình thành nên ngôi làng chạm khắc có tiếng đến ngày nay.
Truyền rằng, Tổ nghề mộc là ông Lỗ Ban và từ xưa đến nay nhân dân vẫn giữ tục thờ Tổ nghề. Hàng năm, trước ngày 7 tháng Giêng, Ban Quan khánh Phường Thợ đã họp bàn để chuẩn bị cho công việc tế lễ. Lễ vật gồm: xôi, gà, rượu, hoa quả, hương đăng.
Tất cả các gia đình người thợ trong phường thợ đều phải có trách nhiệm đóng góp. Vào ngày 7, Ban Quan khánh Phường Thợ có trách nhiệm tế lễ Tổ nghề.
Truyền thống và tục thờ cúng Tổ nghề của người thợ Phù Khê không những biết ơn người đã dạy nghề, mà còn củng cố mối đoàn kết cộng đồng, động viên nhau giữ vững và phát triển nghề trên con đường mưu sinh.
Khoảng 10 năm trở lại đây sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ của Phù Khê phát triển rất mạnh.
Toàn xã có hơn 2.000 hộ dân (trong đó 22 hộ thành lập doanh nghiệp) hầu hết đều tham gia làm nghề mộc truyền thống, chế tác, sản xuất sản phẩm gia dụng, mỹ nghệ liên quan đến nhiều loại gỗ.
2. Độc đáo quy trình sáng tạo sản phẩm gỗ mỹ nghệ làng nghề Phù Khê
Về quy trình sản xuất mỹ nghệ Phù Khê, trước tiên người thợ Cả phải có ý tưởng về đồ vật mình định sản xuất ra và phải thể hiện bằng bản vẽ (gọi là tạo mẫu sản phẩm), tiếp theo phải chọn loại gỗ cho phù hợp với đồ vật định làm ra, lấy mực, rồi cho thợ xẻ ra thành từng tấm gỗ có độ dày mỏng khác nhau.
Công đoạn tiếp theo là giao cho thợ Ngang pha gỗ như ( cưa, cắt, đục, bào) và lắp ráp thành hình dáng sản phẩm: Ví dụ như hình 1 cái tủ, hay 1 cái giường, hay 1 bộ bàn ghế . Nếu trong sản phẩm có bộ phận của chạm khắc hay tiện thì lại giao thợ Chạm khắc hay tiện thực hiện.
- Tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên qua các lễ hội truyền thống (Phần 1)
- Tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên qua các lễ hội truyền thống (Phần 2)
- Tìm hiểu văn hóa vùng đất Buôn Đôn huyền thoại của người Ê-đê
- Tinh hoa chạm bạc Đồng Xâm – làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình
- Tìm hiểu về Lễ hội cầu an bản mường của người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc
Tiếp đến người thợ Ngang và thợ Chạm cũng phải phối hợp với nhau chính thức lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với các công việc như: bào gỗ, nạo nhẵn, lu những chỗ cong, đường gấp khúc, gắn cố định bằng (cồn, keo, sơn).
Công đoạn cuối cùng giao cho thợ Nguội làm đẹp sản phẩm như: đánh giấy giáp, đánh véc ni hay phun sơn.
Làng nghề Phù Khê nổi tiếng với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ như: chạm khắc Rồng, đồ thờ cúng cho đến đồ gia dụng, bàn ghế, tủ quần áo,…
Các sản phẩm của Phù Khê được khách hàng trên cả nước yêu thích và tin tưởng lựa chọn không chỉ bởi thiết kế đẹp, tinh tế mà chất lượng còn rất bền bỉ làng nghề đúc đồng/.
Nghề mộc Phù Khê không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn đa dạng phong phú đạt đến trình độ tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao.
Hy vọng thông tin của bài viết sẽ có ích cho bạn, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp gỗ mỹ nghệ theo của gotrangtri.vn về văn hóa thủ công mỹ nghệ truyền thống và thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!