Hotline tư vấn

0899-189-455

Nhộn nhịp những lễ hội truyền thống đặc sắc cuối năm của Nam Bộ

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Việt Nam vốn nổi tiếng với bề dày lịch sử – văn hóa và có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Nếu như ở miền Bắc, các lễ hội lớn thường tổ chức vào những ngày xuân thì dịp cuối năm lại là thời gian lễ hội nhộn nhịp của miền Nam. 

Hãy cùng Portfolio khám phá không khí nhộn nhịp những lễ hội truyền thống cuối năm đặc sắc của Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lễ hội truyền thống của người Khmer

1.1. Lễ hội Dolta 

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy của người dân Việt Nam trên mọi miền tổ quốc.

Giống như lễ Vu Lan của người dân tộc Kinh, đồng bào người Khmer hàng năm tổ chức lễ hội Dolta để tưởng nhớ và cầu phước cho các linh hồn đã khuất.

Nghi lễ cũng lễ hội truyền thống Dolta của người Khmer tổ chức tại chùa. (Ảnh: internet)

Nghi lễ cũng lễ hội truyền thống Dolta của người Khmer tổ chức tại chùa. (Ảnh: internet)

Dolta là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer. Lễ Dolta được xem là lễ cúng ông bà tổ tiên của cộng đồng người Khmer, tổ chức vào 29/8 đến 01/9 âm lịch hàng năm.

Lễ còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”, tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, ngoài ra còn nhằm mục đích tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc của người Khmer trong lễ hội truyền thống Dolta. (Ảnh: internet)

Tiết mục văn nghệ đặc sắc của người Khmer trong lễ hội truyền thống Dolta. (Ảnh: internet)

Lễ hội Dolta được tổ chức trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, họ tiến hành dọn dẹp, lau chùi bàn thờ và chuẩn bị đồ cúng. Ngày thứ 2, họ cùng nhau đến chùa xin rước linh hồn tổ tiên về nhà để mời cơm và ở đó cho đến khi kết thúc.

Ngày thứ 3, mỗi gia đình chuẩn bị thức ăn, bánh trái để cúng ông bà và tiễn linh hồn họ ra đi. 

Lễ hội truyền thống Dolta không chỉ thể hiện phong tục, tập quá riêng của người Khmer mà còn góp phần làm giàu cho đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam.

1.2. Lễ hội truyền thống Ok Om Bok (lễ Cúng Trăng) của người Khmer

Tháng 10 âm lịch trở đi được xem là tháng lễ hội của Nam Bộ, với rất nhiều lễ hội truyền thống lớn của nhiều đồng bào dân tộc và diễn ra ở nhiều địa phương khác nhau. 

Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội lớn nhất trong năm ở Nam Bộ, đây lễ hội của người dân tộc Khmer_một bộ phận đồng bào sinh sống lâu đời ở miền Nam Việt Nam với truyền thống văn hóa vô cùng đặc sắc. 

Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ Cúng Trăng của đồng bào Khmer, thường diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch.

Ở đâu có người Khmer thì ở đó chắc chắn sẽ có lễ cúng trăng, tuy nhiên, nếu nói về quy mô và độ nhộn nhịp, hoành tráng thì có lẽ là ở Trà Vinh và Sóc Trăng – hai nơi có cộng đồng người Khmer đông đúc nhất.

Cuộc đua ghe Ngọ độc đáo trong lễ hội Ok Om Bok. (Ảnh: internet)

Lễ hội Ook Om Bok là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa độc đáo của người Khmer, nổi tiếng với cuộc đua ghe Ngọ và thả đèn gió cầu nguyện với Thần Mặt Trăng – tạo nên một không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh đầy màu sắc và nhộn nhịp ở vùng Tây Nam Bộ.

Lễ hội Ok Om Bok hàng năm được tổ chức với quy mô lớn. (Ảnh: internet)

Hàng năm, du khách trong và ngoài nước đều chọn thời gian tổ chức lễ hội đến tham dự để trải nghiệm bức tranh sinh động và hòa mình vào với không khí lễ hội, đồng thời cầu nguyện sự sung túc, hạnh phúp.

2. Lễ hội truyền thống Mừng lúa mới ở Tây Nguyên

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là tháng 10 âm lịch trùng với thời điểm thu hoạch vụ mùa trong năm của người dân Tây Nguyên và họ sẽ tổ chức lễ mừng lúa mới, được tổ chức bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số như đồng bào J’rai (Gia Lai), Xơ Đăng, Ba-na, Ê-đê…

Mừng lúa mới là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn. Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng ban cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh như: cúng trời đất, các thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm, thần mùa màng để cầu cho mưa thuận gió hòa.

Trong những ngày lễ hội truyền thống này, cả buôn làng sẽ ngập tràn trong những tiếng cồng chiêng và các điệu nhảy đậm chất núi rừng Tây Nguyên; mọi người cùng nhau nấu nướng, nhảy múa, cùng tụ tập ở nhà rông để thực hiện các nghi lễ cầu khấn và cảm tạ.

Lễ Mừng lúa mới được tổ chức theo hình thức cộng đồng và riêng từng hộ gia đình.

Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thu hoạch được nhiều hay ít của từng gia đình và cũng theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày.

Điệu nhảy truyền thống của người Ê - đê trong lễ hội Mừng lúa mới. (Ảnh: internet)

Điệu nhảy truyền thống của người Ê – đê trong lễ hội Mừng lúa mới. (Ảnh: internet)

Đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng đến vui chơi, ăn uống, múa hát.

Nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, trong lễ hội truyền thống Mừng lúa mới, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và cúng tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khỏe cho gia đình, người ta còn đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền.

Cuộc sống của con người Tây Nguyên gắn liền với nền sản xuất nương rẫy tự cung tự cấp, vì vậy Mừng lúa mới là lễ hội truyền thống không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của họ, diễn ra đời sớm nhất trong lễ hội của đồng bào nơi đây. 

3. Lễ hội Gò Tháp – lễ hội truyền thống ở Đồng Tháp

Tháng 11 âm lịch là khoảng thời gian có ít lễ hội truyền thống trong năm của Việt Nam, vì đây là thời gian chuẩn bị cho các lễ hội tháng 12 và đón Tết Nguyên Đán.

Nhưng ở Miền Nam, có lễ hội Gò Tháp (Đồng Tháp) là một lễ lớn được tổ chức vào tháng 11 âm lịch với quy mô tương đối lớn.

Lễ hội Gò Tháp tôn vinh và tưởng nhớ những vị thần linh, anh hùng có công với vùng đất. (Ảnh: internet)

Lễ hội Gò Tháp tôn vinh và tưởng nhớ những vị thần linh, anh hùng có công với vùng đất. (Ảnh: internet)

Lễ hội Gò Tháp là lễ hội truyền thống lớn ở tỉnh Đồng Tháp, được tổ chức 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch tại khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Đây là Khu di tích cấp quốc gia được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận từ năm 1998.

Lễ hội Gò Tháp là lễ hội tôn vinh và tưởng nhớ những vị thần linh, anh hùng có công với vùng đất, đồng thời là dịp để người dân cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc.

Ngoài ra, về với lễ hội bạn sẽ được thăm các di tích cổ: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ,…

Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội Gò Tháp gồm 2 phần là phần lễ và phần hội.

Về phần lễ, từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội tưởng niệm Bà Chúa Xứ, tương truyền là nguời có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng này.

Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).

Ở phần hội, lễ hội có nhiều tiết mục vui chơi giải trí rất hấp dẫn như múa hát, trò chơi dân gian, hát bội, đấu võ v.v. khiến bạn như quên đi những lo toan của cuộc sống hằng ngày để hoà vào không khí lễ hội nô nức, rộn ràng vui tươi.

Như vậy, qua bài viết, Portfolio đã giới thiệu đến bạn những lễ hội truyền thống đặc sắc dịp cuối năm của Việt Nam.

Hy vọng sắp tới bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị ở các lễ hội này. Đừng quên theo dõi Chuyên trang Gotrangtri.vn để cập nhật những bài viết hay về thiết kế nội thất nhà đẹp và nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nhé!

Thu Hà – Tổng hợp internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Chat Zalo