Hotline tư vấn

0899-189-455
lang-cau-cao-nhan-12

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Làng cau Cao Nhân là 1 làng nghề chuyên trồng cau truyền thống có từ lâu đời tại Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Đây chính là vựa cau vô cùng nổi tiếng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Đến thăm ngôi làng này, bạn sẽ được khám phá và chiêm ngưỡng đặc sản cau, được tận mắt thấy cau bổ tám bổ tư, lá trầu têm cánh phượng vô cùng bắt mắt đầy tinh tế.

Ngay bây giờ, hãy cùng chuyên trang Portfolio tìm hiểu về nét đặc trưng của làng cau Cao Nhân nhé!

Trầu cau têm cánh phượng - Ảnh: Internet

1. Tìm hiểu làng cau Cao Nhân

Làng cau Cao Nhân chính là quê hương của giống cau Liên Phong. Tính đến thời điểm hiện nay, thì làng cau Cao Nhân chính là địa chỉ đỏ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có cau xuất khẩu. Đồng thời cũng là làng kinh doanh buôn bán cau hàng đầu tại Việt Nam.

Là địa phương duy nhất được công nhận là làng nghề truyền thống trong sản xuất cũng như chế biến cau.

Lang cau Cao Nhân cho đến ngày nay vẫn giữ được nét đẹp hồn hậu, thuần nông của làng quê Việt. Và hiện nay, làng cau Cao Nhân đã trở thành 1 địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của mảnh đất Hải Phòng.

1.1. Nghề trồng cau

Tại Cao Nhân, cau chính là giống cây trồng chủ đạo. Nơi đây, cau được trồng mọc thành rừng và phủ kín cả làng. Chả thế, làng cau Cao Nhân đã được ví như là “xứ dừa Bến Tre”. 

Xã Cao Nhân có trên 300 hộ trồng cau, chiếm trên 50% diện tích đất nông nghiệp cả xã.

100% hộ gia đình là trồng cau theo quy mô từ vài chục đến hàng nghìn cây. Và nghề trồng cau nơi đây đã có từ lâu đời với kỹ thuật trồng cau được đúc kết nhằm để trao truyền cho những thế hệ mai sau.

1.2. Đặc điểm

Nói về giống cau trồng tại Cao Nhân thì phải kể đến giống cau liên phong hay còn gọi là cau truyền bẹ. Đây là 1 giống cau cho ra quả quanh năm và có tuổi đời khá cao, 70 năm vẫn kết trái quả. 

Cau Cao Nhân mỗi năm ra khoảng 12 tàu lá, trổ khoảng 5 buồng quả.

Tuy nhiên, cây chỉ ôm được 3 đến 4 buồng. Mặc dù quả không to nhưng cau Cao Nhân lại rất sai và đều khoảng từ 200-300 quả/buồng.

Ức buồng thì ngắn, cành lại dẻo, tua lại quả to với độ cứng và độ dài đều. Khi thưởng thức miếng cau, sẽ cảm nhận được độ giòn mềm, ngọt, đậm nước, hạt cau thì nhỏ quét trầu ăn vào đỏ tươi.

2. Quy trình trồng cau tại Cao Nhân

2.1. Chọn cau làm giống

Cau làm giống có tuổi đời trên 25 năm - Ảnh: Internet

Cau làm giống có tuổi đời trên 25 năm – Ảnh: Internet

Tại làng cau Cao Nhân, thì cau làm giống phải được chọn những cây xanh tầm 25 năm tuổi với tàu lá cau phải xanh, dẻo và luột đạt 9 đến 11 tàu lá trên thân.

Sau khi chọn được cây làm giống, người trồng cau tiếp đến lại chọn những buồn trên cùng của cau vào thời gian thu hoạch từ tháng 4, tháng 5, lúc này buồng chín, quả đỏ, vàng đều. Tiếp đó, sẽ chọn quả tròn đều, có kích thước trung bình vừa phải để ươm.

2.2. Ươm cau

Để ươm được cau, thì người trồng cau tại làng cau Cao Nhân phải chọn lô đất cao ráo, và dễ thoát nước. Sau đó, họ sẽ rải 1 lớp đất khô, nỏ xuống bên dưới.

Và tiếp đó, dùng đất màu để ải rồi đập vụn nhỏ, trộn đều với trấu sau đó rải đều lên trên để có thể tạo thành 1 luống cau cao đến tầm 25 – 30 cm.

Công đoạn cuối cùng là người trồng sẽ xuống luống rơm, đầu hướng lên trên, vừa đủ hé khỏi luống đất để đảm bảo được khoảng cách giữa các quả là 25–30 cm. Trong quá trình ươm cau phải luôn đảm bảo độ ẩm cho luống.

2.3. Trồng và chăm sóc cau

Khi ươm cau được khoảng 1 năm, thời điểm cuối thu khi cây giống nảy được 2 đến 3 lá mầm, bứng cau ra vườn trồng để sau khi sang xuân, sẽ gặp mưa dầm, cau mới bén được rễ.

Và mỗi cây trồng trên 1 hố rộng đến 70 cm, sâu 70 cm. Và khoảng cách giữa các hố 1,7 đến 2m. Mật độ trồng cây là 60 – 70 cây/sào để đảm bảo cây nào cũng được hưởng đủ nắng gió.

Cau Cao Nhân ưa phân chuồng ủ mục, phân tươi thì ngâm kỹ pha loãng, nước tiểu tưới trước kỳ nở hoa và trong thời gian nuôi quả. Với mỗi vụ thu hoạch sẽ được bổ sung thêm đất phù sa đã qua phơi ải cho vườn cau.

3. Làng cau Cao Nhân trong thời kỳ hội nhập

3.1. Chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cau

Làng cau Cao Nhân xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ những năm 1988 ngay từ những năm đầu tiên khi Việt Nam đổi mới. Với thị trường Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ lớn chủ yếu làm kẹo cau, cau khô.

Chính vì thế, mà có nhiều cơ sở thu mua, sơ chế và chế biến cau xuất khẩu ở Cao Nhân được hình thành và đã biến nơi đây thành trung tâm mua và chế biến cau lớn nhất cả nước.

Chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cau - Ảnh: Internet

Chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cau – Ảnh: Internet

Đến năm 2007, làng cau Cao Nhân đã xuất hiện thêm 1 làng nghề chế biến cau. Thế nên, giữa thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, làng cau Cao Nhân đã có đến tận 300 hộ tham gia thu mua và chế biến cau.

Và có hàng chục cơ sở sấy, và chế biến cau. Từ đó, người làng cau Cao Nhân đã đi khắp nơi để thành lập xưởng chế biến cau xuất khẩu.

3.2. Địa điểm du lịch làng cau Cao Nhân

Làng cau Cao Nhân ngày nay vẫn giữ được nét đẹp hồn hậu, giản dị, duyên dáng của làng quê Việt Nam.

Chính những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, hay những ngôi nhà cổ kính, giàn trầu không, đụn rơm khô, cây đa, phiên chợ, giếng nước, con thuyền gỗ…đã khiến nơi đây trở thành điểm sáng của khu du lịch sinh thái khi kết hợp với đời sống sinh hoạt, văn hóa làng nghề trồng cau hay tập tục ăn trầu từ xa xưa của người dân nơi đây.

4. Góc nhìn toàn cảnh làng cau Cao Nhân

Dưới đây là một số hình ảnh về làng cau Cau Nhân cũng như một số sản phẩm độc đáo do người dân nơi đây làm. Mời bạn đọc chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp ngay dưới đây.

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

Làng cau Cao Nhân – Nét đặc trưng của làng quê Việt thuần nông

5. Lời kết

Làng cau Cao Nhân – nơi hội tụ những nét đẹp làng quê Việt tinh túy với những vườn cau xanh ngun ngút phủ xanh từ đường thôn đến ngõ xóm, từ bờ ruộng cho đến bờ hiên.

Hương của hoa cau được lan tỏa đều với mùi thơm ngan ngát cho ta cảm nhận cuộc sống bình yên, chan hòa nơi đây.

Bạn đọc đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật về làng nghề truyền thống cũng như ngắm nhìn các mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!

Nguyễn Chiên – Theo vi.wikipedia.org

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada