Hotline tư vấn

0899-189-455
to-lua-tan-chau-10

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Chuyên mục: Blog, Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Tơ lụa Tân Châu (lụa Mỹ A) là một trong những sản phẩm nổi tiếng một thời của làng nghề truyền thống Tân Châu, An Giang.

Theo người lớn tuổi trong làng kể lại, trước đây chị em phụ nữ ở Tân Châu thường may quần áo bằng dòng lụa lãnh Mỹ A rất sang trọng, điềm đạm.

Hầu hết, những bộ quần áo may từ tơ lụa Tân Châu chỉ được mặc và trưng diện trong những dịp lễ, tết. So với tơ lụa Tân Châu (lãnh Mỹ A) thì dòng vải lụa Thái Lan, vải xá xị Xiêm thời đó cũng không thể sánh bằng được.

Để biết thêm chi tiết về dòng vật liệu may mặc nổi tiếng này, hãy cùng chuyên trang Portfolio đến với làng tơ lụa Tân Châu ngay nhé!

Lụa Tân Châu, An Giang - Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt (Ảnh: Internet)

1. Tìm hiểu về làng lụa Tân Châu, An Giang

1.1. Vị trí

Làng tơ lụa Tân Châu thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh An Giang. Tại thị xã Tân Châu thì có nhiều làng nghề truyền thống như: làng nghề dệt chiếu Tân Châu, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong, làng nghề dệt tơ lụa Tân Châu……

Đặc biệt, nổi tiếng nhất vẫn là làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu. Và khi nhắc đến Tân Châu, thì người dân nơi đây thường gọi với một cái tên khá trìu mến là “Xứ lụa Tân Châu” và với câu thơ khá là dễ thương:

“Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”

1.2. Tơ lụa Tân Châu có từ lúc nào?

Nói đến tơ lụa thì người ta thường nghĩ đến làng Vạn Phúc Hà Nội – Quê hương của sản phẩm tơ lụa đẹp của cả nước. Tuy nhiên, tại miền quê An Giang cũng nổi tiếng với nghề tơ tằm. Chỉ cần nghe đến cái tên Tân Châu thì mọi người đều biết đó là dân xứ lụa.

Những tấm lụa mềm đủ sắc màu (Ảnh: Internet)

Những tấm lụa mềm đủ sắc màu (Ảnh: Internet)

Tân Châu thời xưa do Nguyễn Văn Kiềm biên tập nổi tiếng rộng khắp miền Nam với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.

Và tên gọi lãnh Mỹ A cũng ra đời từ đó và gọi là xứ tầm tang. Đến năm 1909, nhận thấy điểm sáng của nghề dệt tơ lụa, thực dân Pháp đã đồng ý và khôi phục lại quận Tân Châu thành 1 công sở có tên gọi là sở canh nông.

Chính nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành nghề kiếm cơm cho người dân Tân Châu.

Cũng nhờ có nghề này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã trở nên khấm khá hơn. Nhiều ông chủ trồng dâu thì phát tài ngỡ ngàng, tiêu xài rất mạnh tay như công tử Bạc Liêu.

Thế nên, thời đó, Tân Châu được ví như là “xứ bòn vàng”. Sản phẩm tơ lụa Tân Châu nghệ thuật bahaus theo đó đã được vươn xa, không chỉ tiêu thụ khắp đất trời miền Nam mà còn được xuất khẩu sang Campuchia và Lào.

2. Quy trình sản xuất tơ lụa

Về Tân Châu, ngoài được chiêm ngưỡng những mảnh lụa nõn nà, mềm mại với nhiều sắc màu đẹp mắt như: màu hồng, màu xanh, màu tím…..

Thì bạn nhớ phải tìm hiểu và trải nghiệm với quy trình sản xuất tơ lụa nơi đây nhé.

Để tạo ra được chất vải mềm bóng, mượt mà, thướt tha thì tơ lụa Tân Châu cũng phải làm theo khá nhiều công đoạn, với sự tỉ mỉ cẩn thận nghiêm ngặt của người làm nghề: từ chuẩn bị nguyên vật liêu, quy trình sản xuất, nhuộm lụa…

2.1. Nguyên liệu để làm tơ lụa

Công đoạn đầu tiên để sản xuất ra sản phẩm tơ lụa Tân Châu thì không thể thiếu nguyên vật liệu sản xuất đó chính là tơ tằm và trái mặc nưa.

– Tơ tằm Bảo Lộc

Tơ tằm được nhập từ Bảo Lộc - Lâm Đồng (Ảnh: Internet)

Tơ tằm được nhập từ Bảo Lộc – Lâm Đồng (Ảnh: Internet)

Trước đây, lụa Tân Châu nổi tiếng với những khu vườn trồng dâu, nuôi tằm trải dài trên những cánh đồng. Thế nên, khi sản xuất tơ lụa thì người dân hay sử dụng vật liệu tại quê trồng được.

Nhưng trong những năm trở lại đây, việc trồng dâu nuôi tằm đã bị người dân phá bỏ thay thế cho việc trông các loại cây khác. Thế nên, nguyên liệu tơ tằm lại phải được nhập từ Bảo Lộc – Lâm Đồng.

– Trái mặc nưa

Nguyên liệu thứ hai đó chính là trái mặc nưa. Đây chính là dòng nguyên liệu vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất nghệ thuật cho trẻ em tơ lụa Tân Châu các bạn nhé. 

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Cây mặc nưa là dòng cây gỗ có màu đen, lá mỏng, trái trùm cho quả tròn trĩnh giống như loại quả nhãn.

Quả mặc nưa sau khi được thu hoạch thì sẽ được người dân phân loại lớn nhỏ khác nhau. 

Để lấy được dung dịch từ quả mặc nưa, người Tân Châu sẽ phải đem giã nát chúng ra bằng cối đá hoặc cho vào nghiền máy rồi hòa đều với nước sẽ cho ra dung dịch với màu vàng sánh đẹp óng ánh.

Cái hay của dung dịch này khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ thì từ màu vàng sánh chúng sẽ chuyển sang màu đen tuyền óng ả để nhuộm vải.

2.2. Quy trình sản xuất tơ lụa Tân Châu

Quá trình sản xuất tơ lụa Tân Châu cũng khá là gian nan, vất vả. Bởi công đoạn dệt lên 1 cây tơ lụa Tân Châu đòi hỏi mất nhiều thời, công sức, và nhiều công đoạn khác nhau.

– Công đoạn chọn tơ

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Để cho ra sản phẩm tơ lụa Tân Châu chất lượng thì việc chọn tơ khá là quan trọng.

Lúc này, người thợ đều phải chọn loại tơ tằm cực chất nghĩa là chọn tơ phải đẹp, đều sợi và tiến quay móc củi, sau đó mới cho lên khung dệt. Khi đã dệt xong, lúc này người thợ bắt đầu làm công đoạn phẩm màu.

– Công đoạn nhuộm màu

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Công đoạn nhuộm lụa (Ảnh: Internet)

Người thợ dùng hết công sức để vắt lụa sạch nước (Ảnh: Internet)

Người thợ dùng hết công sức để vắt lụa sạch nước (Ảnh: Internet)

Đây là công đoạn được xem là quan trong nhất và kỳ công nhất quyết định sản phẩm tơ lụa có đẹp hay không? Lúc này, người thợ nhuộm sẽ phải nhúng những tấm lụa dài vào nước mặc nưa khi đã được xay nhuyễn khoảng 100 lần sao cho từng sợ tơ lụa được thấm đều.

Mỗi lần nhúng lụa thì người thợ lại phải dùng tay vắt kỹ nước rồi mới đem đi phơi khô.

– Công đoạn phơi khô

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Sau khi nhuộm và vắt sạch nước thì lúc này người thợ sẽ đem đi phơi nắng trong vòng 4 nắng/ngày.

Việc phơi lụa cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu phơi lụa lúc mưa hay lúc nắng yếu thì chất lụa sẽ kém chất lượng. Sản phẩm tơ lụa Tân Châu tốt hay không ngoài phụ thuộc vào công đoạn nhuộm thì còn phụ thuộc vào thời gian phơi là 40 – 45 ngày.

Từ đó, sản phẩm tơ lụa sẽ tiếp tục cuộc hành trình mới để trở thành trang phục thời trang cao cấp dưới sự sáng tạo tài hoa của nhà thiết kế thời trang.

3. Những thuận lợi và khó khăn của tơ lụa Tân Châu

3.1. Thuận lợi

Với lịch sử lâu đời truyền thồng thống, làng nghề tơ lụa Tân Châu, Lãnh Mỹ A đã tạo thành thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến sánh ngang tầm với làng lụa Vạn Phúc – Hà Nội.

Sản phẩm lụa Tân Châu đều được tạo từ những dòng nguyên liệu tự nhiên mà không làng nghề nào có được. Thế nên, sản phẩm tơ lụa Tân Châu sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó và hiếm khi bị tồn đọng lại.

3.2. Khó khăn

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Bên cạnh những thuận lợi đó, thì làng nghề truyền thống Tân Châu cũng gặp phải những khó khăn từ màu sắc, giá cả cho đến nguồn nhân lực.

Mẫu mã của lụa Tân Châu không được cải biến nhiều và không tạo được sự độc lạ trên thị trường khi mà nguồn vải nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc khá nhiều. Vì vậy, có thời gian, dòng sản phẩm lụa Lãnh Mỹ A đã bị mai một.

3.3. Hướng phát triển

Trải qua những năm tháng thăng trầm, làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu lại được khôi phục dậy.

Những con tằm lại tiếp tục nhả tơ, những ruộng dâu hay mặc nưa lại được sống thêm một lần nữa. Tưởng chừng, tơ lụa Tân Châu sẽ bị dừng lại và mai một đi.

Thế nhưng, năm 2003, anh Nguyễn Hữu Trí, con ruột của nghệ nhân Tám Lăng luôn trăn trở về hướng đi của Lãnh Mỹ A nên đã tìm hiểu bí quyết nhuộm màu và biến màu đen truyền thống trở thành lụa mang đủ sắc màu.

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Và nhà tạo mẫu Võ Việt Chung lại lựa chọn dòng sản phẩm tơ lụa Lãnh Mỹ A làm chất liệu chính cho đề tài tốt nghiệp của mình tại Ý.

Sự mềm mại, cộng hưởng hoa văn họa tiết đẹp mắt, mới lạ đã biến tơ lụa Tân Châu có sức sống mới và đưa đến nhiều ý tưởng sáng tạo đáng ngạc nhiên.

Chính nhờ những dòng thiết kế từ chất liệu tơ lụa Tân Châu đã giúp anh quảng bá được hình ảnh trong dịp “Liên Hoan Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long tại An Giang”.

Từ đây, vải lụa Tân Châu đã theo chân nhà tạo mẫu trẻ xuất hiện tại những tuần lễ thời trang quốc tế ở Đức, Malaysia.

4. Chùm ảnh đẹp về làng tơ lụa Tân Châu

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt

5. Lời kết

Tơ lụa Tân Châu ngày nay đang trên còn đường chuyển mình, và được cải tiến rất nhiều để phục vụ được thị hiếu chung của người tiêu dùng.

Những dòng sản phẩm đẹp, bền của Lãnh Mỹ A chính là quá trình học hỏi, không ngừng nghỉ.

Đổi mới công nghệ cộng kết hợp với việc kiếm tìm những ý tưởng mới, cải tiến mẫu mã đa dạng, phong phú sẽ giúp sản phẩm lụa Tân Châu có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay.

Đừng quên đồng hành cùng gotrangtri.vn để được khám phá và tìm hiểu nét độc đáo thú vị của người Việt cũng như cập nhật xu hướng thiết kế nội thất nhà đẹp bạn nhé!

Nguyễn Chiên – Ảnh: Internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada