(Gotrangtri.vn) Ngày nay, khi không ít làng nghề truyền thống bị mai một thì ở một vùng quê nghèo của tỉnh Hưng Yên, bà con vẫn đang cố gắng gìn giữ một làng nghề thủ công đã tồn tại hàng trăm năm. Đó là làng đúc đồng Lộng Thượng.
Đến đây, bạn sẽ biết thêm về nơi được xem là kho lưu giữ sống động của nghề đúc đồng.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về tinh hoa làng đúc đồng Lộng Thượng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu lịch sử hàng trăm năm của làng đúc đồng Lộng Thượng
Làng đúc đồng Lộng Thượng (hay còn gọi làng Rồng) thuộc Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đây là một làng nghề từng nổi tiếng hưng thịnh một thời với những sản phẩm được đúc từ đồng như: đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa đồng,…
Theo sử sách ghi chép, ông tổ nghề đúc đồng ở nơi đây là Khổng Minh Không – Quốc sư triều Lý thế kỷ thứ XII, ông đã đến đây và truyền lại nghề đúc đồng cho dân làng.
Để tỏ lòng thành kính và biết ơn đến Đức Tổ sư – người đã có công lao khai truyền nghiệp quý, người dân nơi đây đã đúc tượng ông và thờ cúng quanh năm.
Theo lịch sử địa phương, nghề đúc đồng tại xã Đại Đồng rực rỡ nhất vào thời Lê – Trịnh.
Cho đến trước năm 1990, bốn trong chín thôn của Đại Đồng là Bùng Đông, Văn Ổ, Xuân Phao và Lộng Thượng vẫn giữ được nghề cổ truyền, nay chỉ còn Lộng Thượng.
Bằng sự cố gắng của các nghệ nhân, ngày nay, làng đúc đồng Lộng Thượng đã được mở rộng sản xuất và phân công hóa ngành nghề, đã thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: xưởng làm mâm, xưởng làm chậu, xưởng đúc đồ thờ cúng, xưởng đúc tượng….
Nhờ có sự tổ chức hoàn chỉnh, làng nghề nhanh chóng phát triển với nghề đúc đồng, gò đồng nâng cao trong kinh nghiệm luyện đồng.
2. Tinh hoa trong từng sản phẩm của làng đúc đồng Lộng Thượng
Làng đúc đồng Lộng Thượng xưa chuyên đúc tượng, đỉnh, chuông, nay chỉ sản xuất đồ thờ cúng như đỉnh, hạc, chân nến, đèn trang trí đẹp, mâm bổng, bát hương, những thứ mà trên bàn thờ của mọi gia đình không thể thiếu. Ngày nay, còn phát triển thêm các loại lọ hoa, lư hương trang trí,…
- Tinh hoa sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề mộc Phúc Lộc (Ninh Bình)
- Làng tơ Cổ Chất – giữ lửa nghề ươm tơ truyền thống của dân tộc
- Tìm hiểu nghệ thuật nặn tò he ở làng tò he Hà Dương – Nam Định
Một sản phẩm bằng đồng được làm ra là sự kết tinh tâm huyết và tài năng của người nghệ nhân. Không chỉ đòi hỏi kĩ thuật, nghề đúc đồng còn đòi hỏi sự tỉ mẩn, tinh xảo, kiên nhẫn và say mê với nghề thì mới cho ra được một sản phẩm hoàn mỹ.
Mỗi sản phẩm đúc đồng Lộng Thượng phải trải qua 5 kỹ thuật tinh xảo gồm kỹ thuật tạo hình; tạo khuôn để đúc thành đồng; pha chế, nấu đồng và rót đồng; trạm khắc trên bề mặt sản phẩm; cuối cùng là đánh bóng. Tất cả đòi hỏi sự thuần thục và chất lượng tinh xảo.
Dù đứng trước nhiều khó khăn của thời đại mới, lớp nghệ nhân trẻ tuổi đang phát huy tinh hoa của thế hệ cha ông đi trước áp dụng phương pháp mới trong sản xuất để tạo ra sản phẩm không những giữ được dáng vẻ truyền thống, mà còn sắc sảo hơn.
Đặc biệt, khi đến với làng đúc đồng Lộng Thượng, không chỉ có cơ hội khám phá các di tích làng Nôm cổ nổi tiếng, bạn còn được tự tay làm ra một sản phẩm từ đồng dưới sự hướng dẫn của người thợ.
Đó là một trải nghiệm tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua các làng nghề, lễ hội truyền thống cũng như được cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất nhà đẹp mới nhất.