Sơn tĩnh điện là một công nghệ mới và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hiện nay, đặc biệt là nội thất. Vậy bạn có biết thế nào là quy trình sơn tĩnh điện không? Và thực hiện quy trình này như thế nào thì mới đạt chuẩn và an toàn? Nếu bạn quan tâm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn hiện đại và khá phổ biến hiện nay. Người ta ứng dụng quy trình sơn tĩnh điện vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nội thất. Những sản phẩm bằng kim loại hay bằng gỗ kết hợp với kim loại sơn tĩnh điện được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Ví dụ như bàn làm việc, bàn học sinh, bàn ăn,… là những nội thất thường có thiết kế mặt gỗ kết hợp cùng khung sắt sơn tĩnh điện.
Quy trình sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra màng bám dính cho màng sơn. Trong đó, phần sơn tĩnh điện sẽ mang điện tích dương, còn bề mặt đồ vật cần sơn sẽ mang điện tích âm. Chúng ta đều biết hai điện tích trái dấu thường sẽ hút nhau. Vì vậy, với nguyên lý này, sơn tĩnh điện sẽ bám thật chặt vào bề mặt đồ vật, đặc biệt là kim loại. Nguyên lý này mang nhiều ưu điểm, một trong số đó là việc tiết kiệm sơn vì khi thực hiện quy trình sẽ hạn chế bắn sơn ra ngoài.
2. Quy trình sơn tĩnh điện có ưu điểm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà công nghệ sơn này lại được ứng dụng nhiều như vậy. Chúng ta phải kể đến những ưu điểm của sơn tĩnh điện như:
2.1. Tiết kiệm chi phí
Với việc ứng dụng nguyên lý điện tử của quy trình sơn tĩnh điện, các sản phẩm được phun sơn có hiệu quả bám dính lên tới 60 – 70% trong khi các loại sơn thông thường chỉ từ 30 – 40%. Trong quá trình sơn tĩnh điện sẽ không bị bắn sơn ra ngoài nên lượng sơn cần dùng được sử dụng triệt để. Đặc biệt, công nghệ sơn này có thể được tự động hóa với dây chuyền hiện đại, giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân công.
Các sản phẩm được phủ sơn tĩnh điện có thể thu hồi và tái sử dụng, còn các đồ vật phủ sơn thông thường điều đó dường như khá khó. So với sử dụng nội thất sơn thường, dùng nội thất sơn tĩnh điện sẽ mang tính kinh tế cao hơn vì nó thường rẻ hơn. Bạn có thể tiết kiệm chi phí mua sắm nội thất khi sử dụng các thành phẩm được sơn tĩnh điện.
2.2. Tiết kiệm thời gian
Quá trình sơn tĩnh điện thực hiện khá nhanh chóng nên sẽ tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm. Đặc điểm của công nghệ sơn này là không cần sơn lót, chúng ta có thể phun sơn trực tiếp lên bề mặt vật cần sơn. Các nhân công thực hiện có thể tiết kiệm một công đoạn khi sản xuất thành phẩm.
2.3. Dễ vệ sinh
Trên thực tế là rất dễ để chúng ta làm sạch những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. Đồng thời cũng rất dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước. Bạn chẳng cần lo lắng khi thực hiện quy trình sơn tĩnh điện tại nhà và chẳng may sơn bắn vào các đồ vật khác.
2.4. Tuổi thọ thành phẩm lâu dài
Lớp sơn tĩnh điện vừa có tác dụng làm đẹp, vừa có tác dụng bảo vệ thành phẩm không bị hư hỏng, đặc biệt là kim loại không bị han gỉ, ăn mòn do tác động của thời tiết, hóa chất và oxi hóa. Các thành phẩm trải qua quy trình sơn tĩnh điện có độ bền tới hơn 5 năm, màu sắc đa dạng, được nhiều gia đình yêu thích.
3. Quy trình sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là một quy trình khép kín với dây chuyền công nghệ sơn hiện đại. Nếu bạn muốn sơn thủ công thì vẫn cần tuân thủ theo các bước như vậy. Dưới đây là quy trình sơn tĩnh điện theo dây chuyền áp dụng công nghệ tiên tiến.
3.1. Xử lý bề mặt sản phẩm
Bước đầu tiên và khá quan trọng trong quy trình sơn tĩnh điện là xử lý và làm sạch bề mặt sản phẩm cần sơn. Hầu hết các thành phẩm cần sơn tĩnh điện đều là kim loại nên công đoạn làm sạch này sẽ loại bỏ những bụi bẩn, gỉ sét hay dầu mỡ còn dính trên bề mặt vật cần sơn. Khi làm sạch bề mặt, khi thực hiện sơn tĩnh điện, lớp sơn sẽ dễ dàng bám chắc chắn vào bề mặt sản phẩm.
3.2. Sấy khô sản phẩm
Sau khi đã xử lý xong bề mặt, công đoạn tiếp theo trong quy trình sơn tĩnh điện cũng quan trọng không kém là sấy khô sản phẩm. Sau khi được rửa sạch trong các bể tẩy rửa, các sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy sao cho nhanh khô nhất để chuyển sang dây chuyền sơn. Tại đây, vật liệu sơn được sấy ở nhiệt độ tối đa là 120 độ C và trong từ 10 – 15 phút. Lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Lò sấy có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là gas.
3.3. Sơn tĩnh điện
Sau khi được sấy khô, sản phẩm sẽ được đưa vào buồng sơn để sơn tĩnh điện. Một số quy trình sơn tĩnh điện hiện đại thì có buồng sơn tự động, một số quy trình chưa có sự tiên tiến cao hoặc các chi tiết nhỏ thì vẫn cần đến nhân công phun sơn. Tuy nhiên, sử dụng buồng sơn sẽ có tính kinh tế tối ưu hơn vì nó có thể thu hồi lượng bột sơn dư và trộn với sơn mới để tái sử dụng. Đối với những nhân công thực hiện phun sơn cần phải bảo hộ thật kín đáo và an toàn để tránh hít phải sơn và gây ngộ độc.
3.4. Sấy khô sơn
Sau khi được sơn tĩnh điện, các sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy lần nữa để khô sơn trước khi sử dụng. Nhiệt độ sấy từ 180 độ C – 200 độ C trong 10 phút. Khi vừa sơn xong, bột sơn chưa thực sự bám chắc và đều lên bề mặt sản phẩm mà phải trải qua công đoạn sấy sau sơn. Độ bền của lớp sơn sau khi trải qua quy trình sơn tĩnh điện được quyết định bởi công đoạn sấy này.
3.5. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
Sau khi hoàn thành quy trình sơn tĩnh điện, thành phẩm cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi đóng gói và mang đi tiêu thụ. Độ mịn, độ bám dính cũng như đều màu của lớp sơn cần được kiểm tra lại sau khi sơn. Đối với những sản phẩm cần sơn màu theo nhu cầu của khách hàng, ví dụ như sơn giả gỗ, vân gỗ,… sẽ được sơn lớp tĩnh điện thứ hai để tạo bóng, chống trầy và hoàn thiện.
Xem thêm: Xem ngay cách sơn tĩnh điện thủ công an toàn tại nhà
4. Lời kết
Quy trình sơn tĩnh điện đạt chuẩn và an toàn hiện nay đều cần trải qua những bước như trên. Trải qua quá trình sơn tĩnh điện, sản phẩm nội thất sẽ có độ đẹp và bền cao, cũng như chống được những tác nhân gây hại đến chất liệu chất liệu cấu tạo nội thất, đặc biệt là kim loại.