Hotline tư vấn

0899-189-455

Hội làng – một góc văn hóa cộng đồng đậm đà tính dân tộc Việt

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Văn hóa làng với những buổi hội làng vui nhộn đã trở thành một phần tuổi thơ, một phần ký ức và hoại niệm trong trái tim của mỗi người dân Việt.

Cùng Portfolio tìm hiểu ngay vai trò của hội làng trong văn hóa cộng đồng của người Việt nhé.

1. Hội làng trong tiềm thức con người Việt Nam

Thông thường sau mỗi dịp Tết, các làng quê Việt Nam đều tổ chức các buổi hội làng đặc trưng.

Hội làng không phải là một thứ quá xa lạ hoặc cao sang đối với người dân Việt bởi nó gắn liền với truyền thống địa phương với công cuộc dựng nước và giữ nước.

Chính bởi lý do đó mà lễ hội làng thường được tổ chức ở những chốn linh thiêng nhưng đình, chùa, miếu làng.

Mỗi buổi hội làng là một dịp vinh danh các bậc hiền tài, những vua hiền tôi giỏi hoặc các ông tổ làng nghề đã có công khai khẩn đất đai.

Dấu ấn của hội làng đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua những trang sách sử, những chi tiết cổ trên trống đồng Đông Sơn và qua cả những lời kể chuyện dân gian.

Nhiều hội làng trở nên nổi danh và thu hút nhiều du khách trong ngoài nước đến tham dự có thể kể đến là: lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ, lễ hội Lim-  Bắc Ninh, lễ hội đền Kiếp Bạc- Hải Dương, lễ hội Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lễ hội vùng núi Sam- Châu Đốc, An Giang…

2. Hội làng thể hiện nét đặc trưng văn hóa Việt

Thông thường, trong mỗi buổi hội làng đều tồn tại hai phần lễ và phần hội.

Ở hội làng, phần lễ thường diễn ra ngắn gọn và nhanh chóng để nhường chỗ cho phần hội vui nhộn.

Phần lễ là những quy trình tế bái, bày tỏ sự tưởng niệm đến các bậc hiền nhân, tổ tiên, thần phật,… với những hoạt động như tế bái, rước kiệu, rước nước và mộ đục.

Phần này thể hiện cho đức tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng của đạo Phật trong văn hóa của người Việt.

Phần hội luôn là phần hấp dẫn người tham dự hơn cả với các hoạt động múa, hát giap duyên, diễn xướng cổ truyền và các trò chơi dân gian.

Nhiều trò chơi dân gian thể hiện rõ tinh thần thượng võ, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta có thể kể đến như: chạy cờ, bơi trải, chơi cờ người,…

Bên cạnh đó, nhiều trò chơi dân gian khác lại đề cao nét đẹp trong sinh hoạt hàng ngày của các vùng quê lúa nước như thi thổi cơm, bịt mắt bắt dê, đập niêu đất, đi cầu khỉ,…

Dưới những tấm thảm đơn sơ trải ra giữa sân đình và ánh đèn chiếu sáng mờ ảo, các cuộc thi thơ, thi hát đối đáp, sáng tác và diễn thuyết văn học cũng diễn ra rôm rả để đề cao tính văn nghệ, tính trí tuệ của người dân Việt.

Ngày nay, có rất nhiều các cuộc thi, hoạt động hiện đại khác được mở ra để thu hút thanh niên nam nữ đến tham dự , tuy vậy, hội làng vẫn có vị thế không nhỏ trong trái tim mỗi người.

Hội làng trở thành một phần tinh hoa văn hóa Việt, là kim chỉ nam đảm bảo cho việc tiếp nối và phát huy văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xem thêm những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những công trình kiến trúc với lối thiết kế nội thất độc đáo, những mẫu thiết kế nội thất mới nhất và những đặc trưng văn hóa của các vùng miền trên thế giới nhé.

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Chat Zalo