(Gotrangtri.vn) Khi những cơn mưa xuân báo hiệu năm mới vừa dứt cũng là lúc núi rừng Tây Bắc bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài lạnh giá bởi sắc hoa ban.
Khi đất trời Tây Bắc chìm trong sắc trắng tinh khôi của mùa hoa ban, chính là lúc Lễ hội Hoa Ban của người Thái bắt đầu.
Hãy cùng Portfolio trải nghiệm sự rực rỡ của Lễ hội Hoa Ban truyền thống của người dân tộc Thái ở Tây Bắc ngay bây giờ nhé!
1. Sự tích Lễ hội Hoa Ban Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban hay còn được gọi là hội Xên bản, Xên mường – một lễ hội của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội được tổ chức vào mùa hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, tức là vào dịp tháng Hai âm lịch.
Lễ hội hoa ban được mệnh danh là ngày hội của tình yêu đôi lứa, ngày hội của hạnh phúc gia đình, hội cầu mùa màng tươi tốt, cuộc sống no ấm nơi bản mường, và cũng là dịp để bà con và du khách tham gia các trò chơi, thi tài, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng.
Tương truyền rằng, khi xưa, xứ “Mường Trời” có người con gái tên Ban xinh đẹp nhất bản người Thái.
Nàng đem lòng yêu chàng trai bản tên Khum nhà nghèo, giỏi săn bắn, chăm làm và tốt bụng. Nhưng “ải, êm” (bố, mẹ) nàng Ban lại hứa gả Ban cho con trại Tạo mường nhà giàu nhất bản.
Ngày cưới nàng với con trai Tạo mường đã được ấn định mà Khum đi săn chưa về. Đêm đó, Ban đã buộc khăn piêu ở cầu thang rồi một mình băng núi, băng rừng đi tìm người yêu.
Nàng đi mãi… đi mãi… rồi kiệt sức và nàng chết ngay bên sườn đồi. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một loại cây có hoa trắng, hương thơm, mật ngọt.
Dân bản tin rằng đó là nàng Ban đã hóa thân thành loài hoa ấy.
2. Phần lễ và hội của Lễ hội Hoa Ban Tây Bắc
Lễ hội hoa Ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai gái gặp gỡ, hò hẹn nhau.
Vào ngày 5/2 âm lịch hàng năm lễ hội hoa Ban được tổ chức. Nếu như lễ hội Xên bản (2 năm/ lần) chỉ diễn ra trong phạm vi của bản, mục đích là “cầu thần phù hộ” và cúng “rửa lá, xua đuổi thần trùng”, ít tổ chức các trò vui, thì lễ hội Xên mường (3 năm/ lần) lại được tổ chức rất to, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia.
- Rực rỡ sắc màu tại làng nghề hoa giấy Thanh Tiên 400 năm ở Huế
- Hội Lim – lễ hội văn hóa truyền thống nổi tiếng nhất tỉnh Bắc Ninh
- Tìm hiểu lễ hội chùa Keo truyền thống lịch sử tỉnh Thái Bình
Lễ hội thường được tổ chức ở hang động Thẳm Lé gắn với làn điệu truyền thống sôi động.
Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh, phần hội để tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm giáo dục con người vươn tới cái tốt đẹp.
Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hàng, sau đó thầy mo vái “Then” xin mở cửa hàng thì phần hội lúc đó mới được diễn ra cả bên trong và bên ngoài cửa hàng.
Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân bản sẽ tiếp tục phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp…
Những trò chơi độc đáo đầy ắp tiếng cười hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng khắp, tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Các chàng trai vừa khắp vừa giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà.
Lễ hội Hoa Ban ngày càng được nhiều khách du lịch yêu thích khám phá.
Họ đến đây để được hòa mình trong bức tranh nhộn nhịp giữa tiết trời của mùa xuân vùng cao, cùng say đắm trong tiếng pí, tiếng khèn, câu khắp và rộn ràng trong những vòng xòe nồng say lại càng thêm yêu mảnh đất, yêu con người nơi xứ Mường, để rồi khi chia tay miền Tây Bắc trong lòng lại lưu luyến không muốn rời xa.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về Lễ hội Hoa Ban của người Thái ở Tây Bắc.
Chuyên mục “văn hóa và mỹ nghệ truyền thống” sẽ tiếp tục giới thiệu đến Quý độc giả những lễ hội truyền thống của Việt Nam.
Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để học hỏi những kinh nghiệm hay trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là về thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
Nếu chưa có khóa, bạn có thể đặt một khóa.
Là thể hiện các không gian three chiều trong công trình.