(Gotrangtri.vn) Nón làng Chuông Thanh Oai nổi tiếng khắp cả nước bởi độ bền chắc đẹp.
Và làng Chuông chính là ngôi làng đã sản sinh ra sản phẩm thủ công giàu truyền thống bền bỉ theo dòng thời gian.
Bớt chút thời gian, xách ba lô lên đi, về thăm nón làng Chuông Thanh Oai cùng Portfolio các bạn nhé!
1. Tìm hiểu về nón làng Chuông
Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội là 1 trong những ngôi làng cổ truyền thống với nhiều ngôi nhà xưa cũ. Có lẽ, nghề nón làng Chuông Thanh Oai cũng bắt đầu từ khi ấy.
Đất tại làng Chuông vốn rất khô cằn, thế nên người làng Chuông đã làm thêm nghề phụ là nghề làm nón để kiếm thêm thu nhập.
Xưa kia, nón làng Chuông Thanh Oai cũng được sản xuất với nhiều loại nón lá khác nhau, dùng cho nhiều tầng lớp như: nón nhô, nón long, nón ba tầm cho các cô gái, nón dấu, nón chóp cho những chàng trai hay những người đàn ông lịch thiệp.
Xong từ năm 1940 đến nay, thì nón làng Chuông chỉ còn được những người thợ trong làng làm duy nhất 1 kiểu nón.
Người làng Chuông thực ra không biết rõ ai là ông tổ của nghề nón lá truyền thống. Chỉ được nghe tổ tiên kể lại, những chiếc nón lá ra đời và gắn bố với mảnh đất Chuông giàu văn hóa truyền thống từ thửa nào đó.
Những chiếc nón làng Chuông màu trắng đặc trưng trong thời kỳ phong kiến đã từng là sản phẩm dùng để tiến cung và dâng lên hoàng hậu, công chúa trong cung cấm.
Và theo sử sách ghi chép lại, ông Hai Cát – Nghệ nhân nón làng Chuông chính là người đã mang nón Xuân Kiều hay còn gọi là nón Ba Đồn về làng sản xuất thay thế và nâng cấp cho những chiếc nón lá cổ xưa cũ.
Với nền kinh tế khủng hoảng lúc bấy giờ, cả làng đã rơi vào tình trạng sa sút về kinh tế, người làng đã vì thế mà bỏ đi gần hết. Làng Chuông gần 100 nóc nhà ngói mà lúc bấy giờ chỉ lưa thưa với mấy ông bà già.
Chính cái đói đã khiến cho người dân không còn tha thiết, mặn nộng với nghề làm nón làng Chuông và muốn giũ bỏ hoàn toàn đi nghề làm nón quai thao mặc dù chính nó đã là nguồn sống nuôi làng Chuông hơn 500 năm có lẻ.
Làng Chuông lúc bấy giờ đã tiêu tàn lắm, và người dân hầu hết li tán gần hết. Nhưng chính nhờ tài năng cũng như danh tiếng của Hai Cát sau một năm, thì số người làng đã quay về ngày một đông hơn.
Đó chính là lúc hồi sinh lại làng Chuông sau 30 năm tưởng như sẽ không bao giờ quay lại với nghề làm nón lá nữa.
2. Nét tinh hoa của chiếc nón làng Chuông Thanh Oai
-
Chợ làng Chuông – nơi gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam
Ghé thăm nón làng Chuông Thanh Oai, bạn sẽ cảm nhận được những chiếc nón lá đã đi sâu vào kinh điển của văn hóa Việt Nam.
Hình ảnh người con gái mặc áo dài, đội nón lá đã đi vào những vần thơ hay, câu kệ hay làm mê mẩn bao nhiêu con mắt của bạn bè du khách quốc tế.
Những chiếc nón làng Chuông tuy nhìn môc mạc, đơn giản nhưng lại ẩn chứa bao nhiêu tài năng, tâm huyết của nghề làm nón lá.
Chợ làng Chuông nằm ngay chân đê, và họp theo phiên, vào những ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hàng tháng.
Nghĩa là chợ có sáu phiên một tháng và 72 phiên chợ trong một năm. Đón du khách ngay từ đầu chợ chính là bức tranh làng quê sống động, rộn ràng với sắc đỏ rực, rất bắt mắt của những sạp bán nguyên liệu như dây cước, dây len các loại…
Hay những tiếng cười nói, trao đổi mua bán của những người đi chợ.
-
Cách làm những chiếc nón lá làng Chuông
Vật dụng làm nón gồm những dòng vật liệu rất đỗi quen thuộc gồm: lá, chỉ và khung nón.
Lá chính là chất liệu quan trọng nhất để làm nên chiếc nón làng Chuông và chúng được lấy từ 2 loại cây giống như cây cọ mọc ở những vùng đồi núi Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.
Với những loại lá non mà còn cúp, chưa xòe hẳn ra thì người ta sẽ cắt về phơi khô từ 2 đến 3 nắng rồi đem đi ủi phẳng. Khi ủi thì phải dùng khăn nhúng nước và hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá cho thẳng.
Vòng nón làng Chuông được làm bằng cật nứa được vót nhỏ rất đều. Khi nối, bắt buộc vòng nón phải tròn trịa và chỗ nối không có vết. Khác với nón thường 20 lớp thì nón làng Chuông lại có 16 lớp tạo được sự bền chặt, mềm mại.
Nón làng Chuông Thanh Oai trông thì có vẻ đơn giản nhưng sự công phu, tỉ mỉ đòi hỏi rất cao.
Khung nón được làm bằng tre và ngâm cực kỹ lại mang đến độ dẻo dai, rắn chắc gồm 16 vành. Và đây được coi là công thức bắt buộc đã chọn lọc phù hợp với thực tế thông qua bao đời của người làm nón làng Chuông.
Những vòng tròn nhỏ dần đến chợp nón tạo ra những vòng tròn khung nón. Thường mỗi mối buộc được dùng để guột hoặc bện lại để cho chắn đẹp và bền lâu.
Công đoạn làm khung nón phải cẩn thận, tỉ mỉ vì đây là công đoạn khó nhất vì nó quyết định đến độ tròn cũng như sự bền chắc của 1 chiếc nón.
Khi vòng nón được xếp đều vào khung thì lúc này chúng ta sẽ xếp từng lá nón lên trên vòng nón. Lá sẽ có 2 lớp là 1 lớp mo tre và bên ngoài cùng sẽ là một lớp lá nữa.
Công đoạn “khâu nón” là công đoạn khó nhất của nghề làm nón, thể hiện sự tài tình khéo léo của người thợ.
Người thợ giỏi phải là những người khi khâu sẽ bảo đảm nón không bị nát lá, không bị lộ chân kim, cũng như đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp, rất chặt chẽ, khi soi lên mặt trời sẽ không thấy kẽ hở nào. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, buộc quai nón, tùy nón.
Nón làng Chuông Thanh Oai Hà Nội đã nổi tiếng trong khắp và ngoài nước với vẻ đẹp bình dị như người dân nơi đây. Khách đến làng không chỉ đặt hàng mà họ muốn trải nghiệm khám phá nghề làm nón nơi đây.
Ngày nay, hội nhập xu thế, những chiếc nón cũng đã được làm mới mình thêm đa dạng hơn với nhiều mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế, người làng Chuông đã làm ra những chiếc nón lá đủ kích cỡ để phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng.
Hãy tiếp tục theo dõi gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác trong cuộc sống và cả kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nữa nhé!
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet