Hotline tư vấn

0899-189-455
nha-tho-duc-ba-4

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Chuyên mục: Blog, Kiến trúc


(Gotrangtri.vn) Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chính là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những kiệt tác kiến trúc độc đáo của Sài Gòn và cũng là nét đặc trưng cốt cách của người Việt Nam.

Cùng tìm hiểu nét đẹp kiến trúc của nhà thờ Đức Bà dọc theo dòng thời gian cùng Portfolio nhé!

Nhà thờ chính tòa Đức Bà - Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic - Ảnh: Zingme

Nhà thờ chính tòa Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic – Ảnh: Zingme

Nhiều người cảm phục trước nét đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi thánh đường nhà thờ Đức Bà do những vị mục tử và nghệ nhân xưa đã dồn hết tâm huyết để xây dựng lên công trình kiến trúc này.

1. Nhà thờ Đức Bà theo dòng thời gian

Nhà thờ chính tòa Đức Bà nhìn chính diện từ trên cao xuống, và quảng trường Pigneau de Béhaine vào năm 1955 - Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ chính tòa Đức Bà nhìn chính diện từ trên cao xuống, và quảng trường Pigneau de Béhaine vào năm 1955 – Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà nhìn chính diện từ trên cao và quảng trường Công xã Paris vào năm 2005 - Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà nhìn chính diện từ trên cao và quảng trường Công xã Paris vào năm 2005 – Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà nằm phía sau lưng, nhìn từ trên cao vào năm 1955 - Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà nằm phía sau lưng, nhìn từ trên cao vào năm 1955 – Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà phía sau lưng, nhìn từ trên cao vào năm 2005 - Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà phía sau lưng, nhìn từ trên cao vào năm 2005 – Ảnh: Đình Phú

1.1. Tiểu sử của nhà thờ Đức Bà

Kênh Lớn trước đây có tên gọi khác là Kênh Chợ Vải hay Kênh Charner - Ảnh: Đình Phú

Kênh Lớn trước đây có tên gọi khác là Kênh Chợ Vải hay Kênh Charner – Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà nay chính là tòa của Tổng giáo phận Sài Gòn. Trước đây, giai đoạn đầu của giáo phận Tây Đàng Trong từng có 1 ngôi nhà thờ đầu tiên gọi là nhà thờ Sài Gòn đường số 5. Tiếp đó, là nhà thờ Sài Gòn thứ 2 được làm từ gỗ xây dựng bên bờ Kênh Lớn.

Khánh thành nhà thờ Đức Bà vào năm 1863 - Ảnh: Đình Phú

Khánh thành nhà thờ Đức Bà vào năm 1863 – Ảnh: Đình Phú

Lễ khánh thành nhà thờ Sài Gòn – Nhà thờ chính tòa của giáo phận Tây Đàng Trong được chính quyền Pháp xây dựng bên dòng Kênh Lớn vào năm 1863.

1.2. Hành trình xây dựng nhà thờ Đức Bà

Để chuẩn bị cho xây dựng lên nhà thờ Đức Bà bền vững, xuất chúng theo dòng thời gian, xứng tầm là nhà thờ trung tâm của mảnh đất Sài Gòn.

Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste đã tổ chức thi tuyển thiết kế nhà thờ Sài Gòn thứ 3 nay chính là nhà thờ Đức Bà.

KTS. J.Bourad - Ảnh: Đình Phú

KTS. J.Bourad – Ảnh: Đình Phú

Vượt qua nhiều đồ án tham dự, đồ án của KTS. J.Bourad đã được bình chọn. Bởi bản vẽ của ông rất là độc đáo khi đã biết cách phối hợp hài hòa giữa 2 trường phái kiến trúc cổ điển lẫy lừng là Roman và Gothic kiến trúc sống mãi.

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré đã tổ chức đấu thầu để bình chọn được nhà thầu thi công và KTS J.Bourad đã trúng thầu công trình kiến trúc độc đáo này.

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Khi bản vẽ chính thức được tuyển chọn, vấn đề vị trí của nhà thờ mới cũng đã từng bước đặt ra và lựa chọn.

Ví trí Trường Thi cũ nằm ở góc đường Lê Duẩn – Hai Bà Trưng hiện nay là tòa lãnh sự Pháp.

Nơi thứ 2 là vị trí nhà thờ cũ ở bên Kênh Lớn. Nhưng chốt duyệt vị trí hiện tại để xây dựng nhà thờ Đức Bà hiện diện giữa trung tâm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh suốt 138 năm qua.

Ngày 07/10/1877, Đức cha Isidore Colombert đã cử hành nghi thức làm phép và là người đặt viên đá đầu tiên để xây dựng lên nhà thờ Sài Gòn.

Nhà thờ Sài Gòn được thi công khá nhanh - Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Sài Gòn được thi công khá nhanh – Ảnh: Đình Phú

Công trình kiến trúc này được thi công khá nhanh trong vòng 2,5 năm và khánh thành nhà thờ Sài Gòn do Đức cha Isidore Colombert cử hành với sự tham dự của Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Villes.

Hầu hết những vật tư chính để xây dựng nhà thờ là sắt thép, xi măng, ngói, kính màu, chuông….đều được mang từ Pháp sang kiến trúc sài gòn đẹp.

Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Nước vì kinh phí xây dựng đều do Pháp tài trợ với số tiền là 2,5 triệu francs Pháp.

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Phần cao nhất của nhà thờ Đức Bà đó chính là tháp chuông.

Công trình này hoàn thành vào năm 1880 với ngọn tháp cao đến 37m. Năm 1895, thiết kế bổ túc của KTS Fernand Gardes 2 ngọn tháp thép dạng chóp nhọn được lắp thêm tháp chuông nâng cao độ cao cho nhà thờ với mỗi tháp khoảng 60m.

Để đỡ bộ chuông nặng 30 tấn với 6 quả chuông nhà thờ được xây dày khoảng 1,4m.

Tháp Chuông nhà thờ nâng cao thành 60m - Ảnh: Đình Phú

Tháp Chuông nhà thờ nâng cao thành 60m – Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

2. Kiến trúc độc đáo nhà thờ Đức Bà

Không gian bên trong nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Đình Phú

Không gian bên trong nhà thờ Đức Bà – Ảnh: Đình Phú

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Khi thiết kế mái ngói, KTS J.Bourad đã rất thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa mái ngói Việt và mái ngói Tây. Và căn cứ theo loại ngói lợp hiện nay, có thể chia mái ngói nhà thờ thành 3 vùng khoảng hơn 100.000 viên ngói.

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Bộ chuông cổ được lắp đặt trong 2 tháp chuông nhà thờ Đức Bà chúng được thiết kế với vận hành khá độc đáo.

6 quả chuông đồng lớn được hãng đúc chuông Bollee chế tác vào năm 1879 tại Pháp với những đường nét hình hoa văn trang trí khá sắc xảo. Bộ chuông nặng tổng cộng 300 tấn được phối âm độc đáo với các cung: sol – la – si – do – re – mi.

Tác phẩm nghệ thuật thánh được lắp trên tường - Ảnh: Đình Phú

Tác phẩm nghệ thuật thánh được lắp trên tường – Ảnh: Đình Phú

Bức tường trên nhà thờ Đức Bà với hệ thống cửa sổ được lắp những bức tranh nghệ thuật với hình ảnh thánh bằng kính màu có nội dung diễn tả những nhân vật thánh và sự kiện Kinh Thánh và được đan xen nhiều hình tượng, họa tiết phương Đông.

Ánh sáng huyền ảo chính là điểm để tôn lên những nét đẹp kiến trúc nhà thờ. Toàn bộ những ô cửa kính màu do hãng Lorin (Pháp) sản xuất.

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Bàn thờ phía cung thánh trong nhà thờ lớn Đức Bà được làm từ dòng đá cẩm thạch nguyên khối với 6 thiên thần được tạc trên khối đá bàn thờ.

Bệ đỡ bàn thờ thì được chia làm 3 phần, đây đều là những tác phẩm điêu khắc mỹ thuật tuyệt đẹp diễn tả những sự kiện trong Kinh Thánh.

Nhà thờ Đức Bà – Sự giao thoa giữa 2 kiến trúc Roman và Gothic

Ánh sáng từ những chiếc đèn chùm trang trí được thiết kế với những hoa văn theo lối Gothic – Roman tạo nên 1 không gian sống lung linh, sang trọng, linh thiêng.

Dòng đèn này cũng được chế tác tại Pháp và gắn liền với lịch sử 138 năm qua của nhà thờ chính tòa Đức Bà.

Nhà thờ Đức Bà được thiết kế vô cùng hài hòa giữa kiến trúc Roman và Gothic đã tôn lên nét đẹp cổ kính riêng biệt.

Công trình kiến trúc này đã được ghi nhận, giao lưu giữa văn hóa kiến trúc Đông – Tây một cách hài hòa với những kết cấu và vật liệu mới rất phù hợp với các điều kiện xã hội và khí hậu bản xứ.

Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật những công trình xây dựng độc đáo khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!

Nguyễn Chiên – Tổng hợp: Internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada