Hotline tư vấn

0899-189-455
le-hoi-long-thong-tai-lang-son-1

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn là một trong những nét văn hóa đẹp của đồng bào dân tộc Tày.

Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc như là một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân trong vùng tham gia.

Lễ hội lồng thồng Bủng Kham được tổ chức để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá và tìm hiểu lễ hội lồng thồng Bủng Kham này nhé!

1. Giới thiệu lễ hội lồng thồng

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn - Ảnh sưu tầm

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Ảnh sưu tầm

Ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Đại Đồng – Trang Định – Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội lồng thồng Bủng Kham. Theo truyền thuyết xưa, 7 nàng tiên đã trốn Ngọc Hoàng xuống trần ngắm cảnh và khi đi qua vùng đất này dừng chân tắm dưới dòng nước mát. Ảnh vnexpress.net.

Nghe tiếng gọi của Thiên Đình, những nàng tiên này đã vội mặc xiêm ý để bay về trời và đã để quên 7 dải lụa biến thành 7 dòng suối lượn quanh cánh đồng Thất Khê màu mỡ.

Trong những dòng suối Năm Ăn lớn nhất, những tiên nữ vẫn vui đùa vãn cảnh khắc lên gò đá gần đó bàn “Chẹt Khum” (ô ăn quan).

Người dân nơi đây đã quan niệm hàng năm tổ chức lễ bái tại Chẹt Khum và Năm Ăn sẽ được thần tiên che chở, phù hộ với mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn, hạnh phúc. Nên người dân ở xã Đại Đồng đã duy trì lễ hội lồng thồng Lạng Sơn thường xuyên.

2. Lễ hội lồng thồng Bủng Kham – Lạng Sơn

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trong phần lễ chính, thầy cúng sẽ đến thắp hương tại những mâm lễ bên gò đá “Chẹt Khum” và thực hiện nghi lễ xin phép với những vị thần linh gồm Thần Tiên, Thần Nông, Thần Hoàng Trùng cho dân làng mở hội. 

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Người dân tại 24 thôn bản trong xã đã mang những lễ vật dâng cúng những vị thần linh.

Hầu hết những mâm lễ đều được trang trí một cách khéo léo, cẩn thận gồm những sản vật đặc trưng của địa phương, đặt ngay ngắn tại nơi tế lễ theo từng cung bậc gồm: một con gà trống thiến, 1 thủ lợn trên mâm xôi cúng bánh dày, bánh chưng, mâm hoa quả, khẩu sli, khẩu xa, xôi, rượu, vàng hương…đầy đủ sắc màu.

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thầy cúng sẽ khấn và làm trong sạch những mâm lễ bằng “nước thánh” một cách nhanh chóng.

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

5 thầy tế lễ bắt đầu làm lễ bái và lần lượt đọc tên những lễ vật của 24 thôn dâng cúng cho thần linh.

Rồi sau đó, những thày lần lượt dâng lễ từ hương, trà tửu, thực lên những bàn thờ Thần Tiên, Thần Nông, Thần Hoàng Trùng cùng với những lời văn khấn quốc thái dân an, thái bình thịnh vượng, mùa màng bội thu, mua thuận gió hòa, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đoàn sư tử mèo đã được chuẩn bị sẵn vào múa chào mừng lễ hội lồng thồng Lạng Sơn.

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đến giờ tốt, nghi thức “lồng thồng” (xuống đồng) sẽ được triển khai sau một hồi trống, chiêng. Đại diện Ban tổ chức và người dân trong xã sẽ xuống ruộng cùng cấy với những cây lúa đầu tiên của năm mới.

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trò chơi “gieo lộc” diễn ra ngay trong phần hội đã được thực hiện với những biểu tượng của “lộc” là bỏng ngô, bỏng thóc nếp và hạt thóc giống.

Ông Hoàng Văn Lang đã được chọn đóng vai “Thần Nông” tiến hành gieo lộc xuống đất. Người dân Lạng Sơn quan niệm rằng nếu ai dự hội hứng được những hạt lộc thánh thì năm đó sẽ làm ăn phát đạt, gia đình ấm no, hạnh phúc. Ảnh vnexpress.net.

Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn là một trong những lễ hội truyền thống của người dân vùng lúa với mong muốn một năm tốt tươi, đầy đủ, mùa màng bội thu. 

Năm 2016, lễ hội lồng thồng Bủng Kham Lạng Sơn đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm những hiểu biết hữu ích về một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại Việt Nam.

Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những bài viết hay về phong cách thiết kế nội thất nhà đẹp nữa bạn nhé!

Theo Nguyễn Thị Chiên – Vnexpress

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada