(Gotrangtri.vn) “Nam Định có bến đò Chè – Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”, nhắc đến tỉnh Nam Định là nhắc đến các làng nghề truyền thống lâu đời, trong đó có làng tơ Cổ Chất.
Làng tơ Cổ Chất nổi tiếng với các sản phẩm tơ tằm chất lượng, đẹp mắt và những người nghệ nhân nhiệt huyết.
Cùng Portfolio khám phá làng nghề truyền thống tơ tằm Cô Chất và tìm hiểu nghệ thuật sản xuất tơ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vài nét về lịch sử phát triển của làng tơ Cổ Chất
Làng tơ Cổ Chất, thuộc xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.
Đi 21 km theo đường Quốc lộ 21 từ thành phố Nam Định khoảng hơn 20 km là bạn đã có thể tìm đến làng tơ Cổ Chất, tản bộ bên bãi dâu ven bờ sông Ninh Cơ, nghe tiếng gió vi vu, và ngắm nhìn làng tơ hầu như chỉ có hai màu vàng trắng óng ả.
Theo các vị cao niên trong làng, nghề ươm tơ đã có từ hàng trăm năm, rất nhiều gia đình đã trải qua hàng chục đời sinh sống bằng nghề này.
Khoảng đầu thế kỉ XX, giới tư bản Pháp đã đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở đầu làng. Từ đây, nghề ươm tơ ở làng Cổ Chất bắt đầu phát triển mạnh.
Làng Cổ Chất và huyện Trực Ninh nói chung từng có lúc là vành đai nguyên liệu chính của công ty Bông Vải Sợi Bắc Kỳ trong những năm 1900.
Dù gặp khó khăn trong nguồn nguyên liệu và nhu cầu thị trường giảm nhưng các nghệ nhân làng nghề Cổ Chất vẫn cố gắng giữ lửa làng nghề truyền thống với các sản phẩm thật sự chất lượng so với các loại vải trên thị trường.
2. Kỹ thuật ươm tơ làng Cổ Chất trứ danh gần xa
Có lẽ sự khác biệt giữa sợi tơ làng Cổ Chất so với tơ ở vùng khác đã khiến cho nghề ươm tơ phát triển hàng trăm năm và còn trụ nổi cho đến ngày nay.
- Lễ hội chia lửa – Phong tục truyền thống của xóm làng Hà Đông
- Nhộn nhịp làng nghề làm đèn ông sao Bảo Đáp dịp Trung Thu đến
- Làng nghề chiếu Hới – cái nôi nghề dệt chiếu truyền thống Việt Nam
Kỹ thuật ươm tơ thủ công đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn của người thợ. Từ việc lựa chọn và phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén lấy mối tơ, tay thoăn thoắt mắt không rời để kéo tơ đều sợi, tạo nên những nén tơ căng chắc và óng mượt.
Làng Cổ Chất ươm cả tơ vàng lẫn tơ trắng, nhưng tùy theo mùa. Vụ ươm tơ đầu tiên bắt đầu từ khoảng tháng 2 – 3 âm lịch cho đến tháng 9 âm lịch hàng năm, hoặc có thể làm thêm vụ tằm ép cuối năm vào tháng 12 dương lịch nếu có kén.
Nồi luộc kén được đun sôi nghi ngút khói rồi thả kén tơ vào, khoáy đũa liên tục đưa đẩy những sợi tơ mỏng manh từ kén tằm, sợi chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn vào guồng quay.
Tơ thương phẩm được xuất đi các vùng dệt lụa như làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội) và xuất khẩu sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan.
Vào thời điểm tháng 4, đến làng tơ Cổ Chất tìm đến làng Cổ Chất chỉ thấy những bó tơ trắng phơi trên những thanh sào tre cuối chợ và hình ảnh bức tranh làng quê yên bình với những người phụ nữ hiền hòa, chất phác ôm những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả ra phơi trên những sào tre..
Nguồn cung cấp kén chính cho làng Cổ Chất xưa kia, nằm ở thôn Hợp Hòa nằm cạnh bên bờ đê sông Ninh Cơ, cùng thuộc xã Phương Định.
Tuy nhiên, ngày nay số lượng nguyên liệu lá dâu và tơ tằm dệt ngày càng cao, số lượng nguyên liệu lại giảm đã gây không ít khó khăn cho làng Cổ Chất.
Làng tơ Cổ Chất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng để phục hồi và giữ lửa nghề tơ tằm truyền thống.
Hãy đến với làng nghề, tìm hiểu nghệ thuật làm tơ và chọn cho mình những sản phẩm ưng ý nhất nhé!
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những bài viết hay về văn hóa truyền thống cũng như học hỏi kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!