Hotline tư vấn

0899-189-455
lang-nghe-non-ngua-phu-gia

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Mảnh đất võ Bình Định có truyền thống lịch sử lâu năm và bề dày văn hóa truyền thống đặc sắc.

Trong đó không thể không kể đến Làng nghề nón ngựa Phú Gia với hơn 300 lịch sử cùng những kiệt tác nón lá nổi tiếng, biểu tượng mạnh mẽ, uy nghiêm của con người nơi đây.

Để hiểu thêm về nét đẹp văn hóa đó, hãy cùng Portfolio khám phá làng nghề nón ngựa Phú Gia trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vài nét về làng nghề nón ngựa Phú Gia

1.1. Địa lý

Làng nón ngựa Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Đây không chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nón lá nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là một điểm du lịch được khách du lịch “săn đón” ở Bình Định.

Chiếc nón sau khi được hoàn thiện của làng nghề nón ngựa Phú Gia. (ảnh: internet)

Chiếc nón sau khi được hoàn thiện của làng nghề nón ngựa Phú Gia. (ảnh: internet)

Không khí nhộn nhịp trong cuộc sống và sản xuất hàng ngày của người dân làng nghề nón ngựa Phú Gia làm cho người ta cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam và được chọn xây dựng mô hình Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam.

1.2. Lịch sử

Làng nón ngựa Phú Gia đến nay tồn tại và phát triển đã hơn 300 năm.

Sản phẩm nón Phú Gia không chỉ là chiếc nón lá thông thường mà là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với lịch sử nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.

Nghệ nhân làng nón ngựa Phú Gia làm nón bên ngọn đèn dầu. (ảnh: internet)

Nghệ nhân làng nón ngựa Phú Gia làm nón bên ngọn đèn dầu. (ảnh: internet)

Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan – người có 55 năm gắn bó với nghề làm nón ngựa, sở dĩ dân gian gọi nón ngựa trước hết là vì nó dẻo dai, bền bỉ như loài ngựa; bên cạnh đó, thuở xưa, giới quyền quý thường sử dụng trong lúc cưỡi ngựa hay những chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng, phượng trên đỉnh nón được giới quan binh đội trên đầu khi cưỡi ngựa.

1.3. Sản phẩm nón lá của làng nghề nón ngựa Phú Gia

Theo các nghệ nhân ở làng nghề, thời xưa, nón ngựa được sản xuất chỉ dành riêng cho giới phong lưu, quyền quý với những mẫu hoa văn tinh xảo như long, lân, quy, phụng thì thể hiện quyền uy trong thời đại phong kiến.

Những người có chức sắc khác nhau, các mẫu họa tiết sẽ được thêu khác nhau, trông vào đó mà ta có thể biết được phẩm hàm của từng chức quan lại.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia có nhiều loại nón, đa dạng về mẫu mã và kích thước. (ảnh: internet)

Làng nghề nón ngựa Phú Gia có nhiều loại nón, đa dạng về mẫu mã và kích thước. (ảnh: internet)

Chính vì thế mà nón của làng nghề nón ngựa Phú Gia nổi tiếng có hoa văn tinh xảo, sang trọng mà ít ở đâu có được.

Đặc biệt là các mẫu hoa văn như mai, lan, cúc, trúc vì nó là biểu tượng của sự thanh tao, đài các, thể hiện được sự luân chuyển của thời tiết bốn mùa…

Ở làng nghề nón ngựa Phú Gia, hiện nay có hơn 200 người nghệ nhân và 2 loại nón chính với mức giá khác nhau. Chiếc nón làm theo nguyên mẫu truyền thống này có giá từ 300.000 – 500.000 đồng/chiếc, tùy theo kích cỡ. 

Đối với loại nón ngựa làm bắt mắt hơn, trên đỉnh nón được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, lân, quy, phụng; quai nón làm bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua thì khoảng 2,5 triệu đồng.

Chóp nón có một không hai của Phú Gia với những mẫu hoa văn như long, lân, quy, phụng thì thể hiện quyền uy. (ảnh: internet)

Chóp nón có một không hai của Phú Gia với những mẫu hoa văn như long, lân, quy, phụng thì thể hiện quyền uy. (ảnh: internet)

Nón lá của làng nghề nón ngựa Phú Gia thực sự là “kiệt tác”, chúng không chỉ giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt mà còn gửi gắm vào đó những hình ảnh lộng lẫy, những câu chuyện lịch sử oai hùng của Tổ Quốc. 

Chiếc nón còn có hẳn một nhà trưng bày sản phẩm do UBND tỉnh Bình Định và huyện xây dựng. Làng Phú Gia trở thành một điểm nhấn du dịch ở các tour về Bình Định.

2. Kỹ thuật làm nón lá của làng nghề nón ngựa Phú Gia

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu cầu kỳ

Khác với tưởng tượng của nhiều người khi nghĩ đến các nguyên liệu đơn giản khi làm nón lá, nón ngựa Phú Gia cũng làm từ tre, lá,…nhưng được chọn lựa một cách khắt khe và tỉ mỉ vô cùng.

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Người làng nghề nón ngựa Phú Gia phải lên thượng nguồn các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh giáp với Tây Nguyên để chặt cây giang đem về chẻ ra từng miếng, rồi phơi khô và tước ra thành cây tăm thật nhỏ, đều.

Lá kè (lá cọ) làm nón không được quá già hoặc quá non, đem phơi nắng, phơi sương để lá vừa khô vừa có được độ mềm dẻo cần thiết. Các nguyên liệu khác như rễ dứa rừng, cước, chỉ màu, vải the… cũng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng.

2.2. Công đoạn làm nón ngựa

Để hoàn thành một chiếc nón của làng nghề nón ngựa Phú Gia, các nghệ nhân phải bắt tay thực hiện 20 công đoạn làm nón ngựa. Trong đó, 4 công đoạn quan trọng nhất là tạo sườn mê, thắt nan sườn, thêu hoa văn trên sườn và lợp lá cho nón.

Lá nón sau khi mua về được các thành viên dẽ cho thẳng ra, sau đó thì người thợ sẽ đưa lá qua lưỡi cày được làm nóng, kéo nhanh tay để đảm bảo lá phẳng và không bị hỏng lá.

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Công đoạn tạo sườn mê và thắt nan sườn chính là tạo khung cho chiếc nón, đòi hỏi người nghệ nhân phải có tay nghề và tỉ mỉ.

Tiếp theo là nước quay nón, đầu tiên là  “Bứt vòng”: Người thợ sẽ sử dụng dao, cước để quấn vòng quanh khuôn nón; sau đó, dùng lá lần trong dải đều trên khuôn; cuối cùng dùng lớp lá lần ngoài phủ lên trên.

Bước thứ ba “Khâu nón”: Người nghệ nhân làng nghề nón ngựa Phú Gia sẽ dùng kim, cước để khâu lần lượt các vòng nón từ trên đỉnh nón xuống đến vòng cạp ( vòng to nhất của nón ). Sự khéo của người thợ khâu sẽ thể hiện qua từng mũi kim.

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Bước cuối cùng là bước quyết định tính thẩm mỹ của chiếc nón. Các nghệ nhân thực hiện thêu họa tiết, lúc này bề mặt chiếc nón như một khung tranh nghệ thuật.

Từng nét vẽ như chứa đựng cả tấm lòng, niềm tự hào của họ, thể hiện qua sự tỉ mỉ và tinh tế. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của chiếc nón làng nghề nón ngựa Phú Gia mà không nơi nào có được.

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Hiện nay, kỹ thuật làm nón nghệ đã được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, chiếc nón gia truyền ngày càng được biến tấu phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, nhiều lớp dạy làm nón ngựa được mở, chiếc nón theo những nghệ nhân có tiếng đi khắp trong Nam ngoài Bắc để quảng bá rộng rãi.

3. Một số hình ảnh đẹp về làng nghề nón ngựa Phú Gia

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định

4. Lời kết

Có thể thấy, làng nghề nón ngựa Phú Gia là một trong số ít làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời mà vẫn phát triển nhộn nhịp cho tới ngày nay.

Làng nghề hiện đang ngày càng phát triển và được quảng bá sản phẩm rộng rãi trên thế giới, trở thành một điểm du lịch thú vị mà nhiều du khách yêu thích khám phá.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia là niềm tự hào của người dân đất võ Bình Định cũng như dân tộc Việt Nam, hình ảnh chiếc nón mang bao ý nghĩa về một thời đại lịch sử hào hùng và thăng trầm phát triển văn hóa mỹ nghệ của dân tộc.

Hãy tiếp tục theo dõi gotrangtri.vn để khám phá thêm nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như học hỏi kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!

Thu Hà – Tổng hợp internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada