(Gotrangtri.vn) Làng Sơn Đồng có truyền thống nghề sơn, tạc tượng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ hơn 800 năm, nơi đây được mệnh danh là “thiên đường” điêu khắc gỗ.
Hãy cùng Portfolio khám phá nghệ thuật điêu khắc gỗ ở Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng nhé!
Làng nghề Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km.
Từ trung tâm thủ đô, đi ngược về hướng Tây theo đường Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu, dọc theo Quốc lộ 32, rồi từ ngã tư thị trấn Trạm Trôi đi vào khoảng gần 2km.
1. Nghệ thuật điêu khắc gỗ Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng: nét đẹp văn hóa của dân tộc
Sau gần một thiên niên kỷ hình thành và phát triển, làng nghề Sơn Đồng đã nổi tiếng khắp mọi miền tổ quốc và trên nhiều quốc gia trên thế giới về nghề điêu khắc gỗ và nghề sơn.
Hiện nay, có khoảng 400 hộ sản xuất và kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, trong đó, hơn 50% làm nghề điêu khắc gỗ, vật dụng gỗ với hơn 300 xưởng sản xuất.
Có thể thấy hầu như tất cả các chùa chiền, nhà thờ, đền thờ trên khắp đất nước đều có những pho tượng hay đồ thờ cúng, trạm trổ, sơn son thiếp bạc do các nghệ nhân Sơn Đồng tạo ra.
Kế thừa bí quyết truyền thống lâu đời và đôi tay khéo léo, sáng tạo, các nghệ nhân đã tạo nên những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa,… vô cùng tinh tế.
Những lớp thợ trẻ ngày nay không những kế thừa những nét tài hoa về tay nghề, mà còn rất năng động trong sự biến đổi của thị trường, không ngừng mày mò, sáng tạo, đổi mới sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Giúp cho thương hiệu “làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng” ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng lớn.
Không chỉ đa dạng về hình mẫu, toát lên vẻ đẹp phù hợp với các sắc thái riêng, mỗi sản phẩm làm ra đều được người dân nơi đây trân trọng và tôn kính nên thường gọi những bức tượng phật là Ông Tượng, Ngài Tượng.
Tất cả bức tượng gỗ và đồ thờ cúng khi được giao cho khách hàng đều được quấn một tấm vải đỏ phủ kín thân tượng và xếp đặt theo ngôi thứ rất nguyên tắc. Những chi tiết ấy dù nhỏ nhưng đã làm nổi bật văn hóa thờ phụng truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành một nề nếp rất đáng quý.
2. Nghệ thuật điêu khắc gỗ Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng: nghệ thuật chế tác mang phong cách riêng
Dù các nghệ nhân có những thủ pháp, bí quyết chế tác khác nhau nhưng đều theo một quy trình truyền thống mà cha ông sáng tạo và truyền lại.
Khâu đầu tiên rất quan trọng là chọn gỗ, trong đó, gỗ mít là nguyên liệu tốt nhất để đúc tượng nhờ đặc tính mềm, dẻo, bền, ít nứt.
Gỗ mít được các nghệ nhân lựa chọn mua về từ các tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An,… Sau đó được loại bỏ hết phần giác và chỉ giữ lại phần lõi để đúc tượng.
- Khám phá những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong ngôi nhà Việt
- Khám phá tinh hoa rượu Bàu Đá của làng nghề Cù Lâm (Bình Định)
- Khám phá những lễ hội truyền thống của người Tày tại Bắc Kạn
- Khám phá những nét đặc sắc của lễ vía Bà – núi Bà Đen (Tây Ninh)
- Khám phá trung tâm nghệ thuật lớn nhất thế giới tại Đài Loan
Tiếp theo, khúc gỗ được cắt theo khối hình tượng. Phần đầu tiên được đúc là đầu và mặt, tiếp theo là phần mũi, trán, môi, tai,…
Sau đó người thợ sẽ phác thảo hình dáng chung từ đầu đến cuối tượng rồi tiếp đó đi vào từng bộ phần chi tiết nhỏ. Tất cả các khâu đều quan trọng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, tập trung cao độ.
Sau khi các bộ phận chi tiết đã hoàn chỉnh là khâu gọt và đánh nhẵn tạo độ bóng. Sau khi các bộ phận chi tiết được đúc hoàn chỉnh là đến khâu gọt và đánh nhẵn.
Công đoạn cuối cùng được xem là kỳ công, quan trọng và đòi hỏi tay nghề cao nhất là sơn tượng. Đầu tiên, người thợ sơn trộn đất phù sa rồi bó bằng sơn sống để hom tượng.
Người thợ sẽ sơn lên nhiều lớp, cứ mỗi lần sơn xong lại mài đi bằng đá và nước. Sau đó thì dùng một lớp sơn cầm thếp để sơn phủ lên.
Tiếp theo là đợi cho sơn cầm thép se tới khi nào mà sờ tay thấy còn hơi dính thì người thợ sẽ dán bạc hoặc dán vàng quỳ tùy theo yêu cầu làng nghề tò he của khách.
Mỗi sản phẩm ở Sơn Đồng dường như đều xu hướng japandi là một tác phẩm nghệ thuật mang cả tâm hồn và tài hoa của các nghệ nhân, là niềm tự hào của dân tộc, chứa đựng nét văn hóa truyền thống Việt Nam.
Hãy đến với Sơn Đồng để tận hưởng cảm giác bình yên và khám phá nghệ thuật điêu khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống.
Đừng quên theo dõi chuyên trang GoHome Design để tiếp tục tìm hiểu các giá trị văn hóa – mỹ nghệ của đất nước nhé!