(Gotrangtri.vn) Quảng Nam là một tỉnh miền Trung có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thế nhưng lại được ít người biết đến do dịch vụ du lịch quảng bá chưa thật sự xứng tầm.
Hãy cùng Portfolio khám phá một số làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh Quảng Nam nhé!
1. Làng nghề thủ công mỹ nghệ Quảng Nam: Làng chiếu Bàn Thạch
Làng Chiếu Bàn Thạch thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Từ xưa đến nay, người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đan chiếu cói.
Các sản phẩm chiếu cói ở Bàn Thạch rất đa dạng về hình thức cũng như kích cỡ phù hợp với từng loại giường ngủ khác nhau.
Không chỉ nổi tiếng bởi chất liệu sản phẩm tốt, đan khéo léo, mà chiếu còn nổi bật lên nhờ những hoa văn bắt mắt do các nghệ nhân khéo tay dệt nên.
Ngoài thị trường trong nước, chiếu Bàn Thạch còn được tiêu thụ mạnh tại thị trường Liên Xô, Đông Âu.
Trong các hội chợ triển lãm, hội chợ quốc tế cũng không vắng mặt chiếu Bàn Thạch, được khách hàng đặc biệt quan tâm và đặt mua với số lượng lớn.
Hiện nay, làng có 355 hộ gia đình thì tới 300 hộ làm nghề chiếu. Với năng suất cao, mỗi năm làng Bàn Thạch cung cấp cho thị trường 500.000 cặp chiếu với giá trị lên đến hơn 13 tỷ đồng.
Ngoài các giá trị vật chất, làng Bàn Thạch cũng mang giá trị văn hóa lâu đời và không gian thiên nhiên tươi đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch đến thăm. Đến đây, bạn sẽ được đi dạo trên những ruộng đay, bãi ngói xanh mướt và những khu phơi chiếu nhiều màu sắc.
- Khám phá một số làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh Quảng Nam (p2)
- Nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo của làng nghề mỹ nghệ Thiết Úng
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề truyền thống Gốm Bát Tràng
2. Làng nghề thủ công mỹ nghệ Quảng Nam: làng nghề làm trống Lâm Yên
Trống Lâm Yên đã nổi tiếng từ lâu, trong nhân gian có câu : “Nhất trống Lâm Yên, Nhì chiêng Phước Kiều”. Làng Lâm Yên thuộc ấp Nam, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Nơi đây nổi tiếng với nghề làm trống lâu đời, bắt nguồn từ nghề truyền thống tổ tiên dòng họ Phan cách đây hơn 200 năm.
Để phục vụ các lễ hội dân gian, phục vụ cho trường học hay tết Trung thu…, trống ở đây rất đa dạng về kích thước và mẫu mã. Nhưng điểm chung của một chiếc trống chất lượng là phải đảm bảo các tiêu chí: tròn, đẹp, và kêu hay.
Một chiếc trống hoàn thành phải trải qua rất nhiều giai đoạn: làm thân trống bằng vật liệu gỗ; cắt da trâu, xử lý và phơi khô; cuối cùng là bịt trống.
Các công đoạn làm trống đều đòi hỏi nghệ nhân Lâm Yên tỉ mỉ và khéo léo từ khâu bắt đầu cho đến khâu kết thúc.
Có lẽ nếu ai không tâm huyết với nghề, không nặng tình với chiếc trống thì khó mà có thể tạo nên những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngày nay, xã hội hiện đại đồng nghĩa với tiếng trống theo đó cũng một thưa thớt dần đi.
Tuy nhiên, với các nhu cầu đời sống tinh thần, nhu cầu văn hóa truyền thống của người Việt thì chiếc trống, tiếng trống vẫn đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế. Vì thế, làng trống Lâm Yên cần được bảo tồn và phát triển hơn trong thời gian tới.
Trên đây là một số làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam. Hãy đón đọc bài viết “Khám phá một số làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh Quảng Nam Phần 2” của chuyên mục văn hóa mỹ nghệ truyền thống.
Và đừng quên theo dõi gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực thiết kế nội thất bạn nhé!