(Gotrangtri.vn) Trên đất nước Việt Nam hình chữ S, mỗi miền đều có những đặc sản riêng và khi nhắc đến miền Tây Nam Bộ chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ ngay đến các loại bánh truyền thống.
Hãy cùng Portfolio khám phá Lễ hội bánh Nam Bộ năm 2018 – “Cội nguồn chiếc bánh quê hương” sắp diễn ra tại Cần Thơ để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Khám phá Lễ hội bánh Nam Bộ năm 2018: tổ chức các hoạt động văn hóa – ẩm thực truyền thống hấp dẫn
Hằng năm, các tỉnh Tây Nam Bộ đều quan tâm tổ chức Lễ hội bánh Nam Bộ, coi đây là một lễ hội văn hóa – ẩm thực truyền thống.
Năm 2018, Lễ hội được tổ chức tại TP. Cần Thơ từ ngày 25 đến 29/04/2018 (tức ngày 10/3 – 14/3/2018 âm lịch), với chủ đề “Cội nguồn chiếc bánh quê hương”.
Lễ hội tổ chức rất nhiều hoạt động như: trưng bày hơn 100 loại bánh dân gian quy tụ trong 200 gian hàng, tổ chức cuộc thi “Hát về bánh dân gian Nam Bộ”, cuộc thi làm bánh, hội thảo Công nghệ bảo quản và bao bì đóng gói bánh dân gian…
Những hoạt động hấp dẫn trên được tổ chức không chỉ thu hút khách du lịch mà ý nghĩa chính là biểu diễn, trưng bày truyền thống văn hóa – ẩm thực bánh dân gian, đặc trưng riêng chỉ có ở vùng đất này, là niềm tự hào của người dân Nam Bộ.
Tham gia lễ hội không chỉ là dịp để chiêm ngưỡng không gian văn hóa được trang trí theo phong cách làng quê Nam Bộ, tái hiện một số cảnh vật của thôn quê với chợ nổi, nhà tranh mái lá, đồng ruộng bao la mà còn là dịp để du khách tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam qua các loại bánh dân gian.
Cũng trong khuôn khổ lễ hội, du khách còn có cơ hội xem các nghệ nhân trình diễn cách làm một số loại bánh dân gian đặc sắc như: Bánh tằm se tay; bánh hỏi Phong Điền; bánh tét lá cẩm; bánh xèo; bánh đúc…
2. Khám phá Lễ hội bánh Nam Bộ năm 2018: khám phá ẩm thực Nam Bộ qua kho tàng bánh dân gian
Mỗi lần tổ chức Lễ hội, phải có hơn 100 loại bánh của các nghệ nhân, người dân từ khắp các tỉnh Nam Bộ hội tụ về đây.
Lễ hội có những loại bánh dân dã đời thường, được bán ở chợ quê, ở các xe bán rong hàng ngày; có cả những loại bánh phức tạp, công phu hơn, mà người Nam Bộ chỉ làm mỗi khi cúng lễ, giỗ chạp.
Trong đó, có ba dòng bánh chính là bánh ngọt, bánh mặn, bánh gói lá.
- Khám phá lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ
- Khám phá nét độc đáo của làng gốm Bát Tràng
- Khám phá nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam
Bánh ngọt: Người Nam Bộ từ xưa đến nay giữ thói quen ăn ngọt nên những thứ bánh cũng được chế biến ngọt dịu như tấm lòng của con người nơi đây.
Ở đây có cả bánh hấp và bánh nướng. Bánh hấp có thể kể đến như: bánh bò, bánh da lợn, bánh rau mơ, bánh tằm, bánh cúng… Bánh nướng có bánh tổ ong, phong lan, bánh kẹp, bánh quế…Riêng bánh chuối, bánh mì bào thì có thể vừa hấp vừa nướng.
Bánh mặn: là những loại bánh ăn kèm nước mắm, có nhân làm từ tôm, thịt như ư: bánh xèo, bánh khọt, bánh ướt, bánh mặn (bánh đúc),…
Trong đó, nổi tiếng nhất là bánh xèo, bánh xèo miền Tây khác với các miền khác, thể hiện tấm lòng phóng khoáng của người dân Nam Bộ với chiếc bánh rất to, được tráng cực khéo, vừa mỏng lại vừa giòn, kết hợp nhân tôm, thịt, giá với củ sắn rất riêng.
Bánh gói lá: Người Nam Bộ thường dùng lá chuối, lá dừa để gói bánh thay vì lá dong, lá tre như các vùng khác, tạo nên mùi thơm rất đặc trưng. Bộ sưu tập các loại bánh gói lá ở đây có bánh tét là nổi tiếng nhất, bên cạnh đó có bánh ít, bánh ú, bánh dừa, bánh cúng, bánh lá,…
Bánh tét ở đây cũng rất khác, được sáng tạo bởi nhiều nguyên liệu tự nhiên tạo thành nhiều màu sắc, có màu tím của lá cẩm, màu xanh của lá dứa, màu nếp, màu đỗ xanh,…hòa quyện thành một bức tranh nổi bật.
Còn gì tuyệt vời hơn được cùng gia đình, bạn bè đi dạo giữa một không gian Nam Bộ truyền thống tưng bừng, náo nhiệt và thưởng thức hay được tận mắt tận tay học và chế biến các món bánh truyền thống hấp dẫn chỉ có tại nơi đây.
Lễ hội bánh Nam Bộ năm 2018 – “Cội nguồn chiếc bánh quê hương” đang đến rất gần, bạn đã sẵn sàng tham gia?
Hãy chia sẻ cùng với GoHome Design cảm nhận của bạn và tiếp tục đón xem những nét đẹp văn hóa – mỹ nghệ truyền thống tiếp theo nhé!