(Gotrangtri.vn) Từ lâu, Lại Trạch đã được biết đến là làng nghề làm miến dong truyền thống 50 năm, quanh năm và được đưa đi tiêu thụ ở nhiều địa phương trong tỉnh và cả một số tỉnh lân cận.
Hãy cùng Portfolio cùng tìm hiểu xem làng nghề truyền thống này có gì độc đáo nhé!
Làng nghề miến dong Lại Trạch xưa và nay
Làng nghề miến dong Lại Trạch thuộc địa phận xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Tồn tại và phát triển qua 50 năm nay, làng vẫn giữ được nghề truyền thống làm miến dong – nguồn thực phẩm khá đặc trưng, xuất hiện nhiều trên bàn ăn của người Việt, nhất là trong những ngày lễ và dịp cận Tết.
Đi từ đầu làng đã thấy mùi thơm dìu dịu của lứa bột mới, màu trắng trong vắt, ánh lên màu xanh nhẹ của bột dong của những phiến miến được người dân bắc giàn phơi ở những khoảng đất trồng, sân vườn.
Từ các lò của các hộ gia đình, miến vừa được ra phên đến đâu liền được người thợ nhanh tay chuyển lên giàn phơi đến đấy. Nhất là vào dịp cận tết, làng nghề làm miến dong này trở nên tấp nập, khẩn trương hơn.
Các lò chế biến miến trong làng đã hoạt động hết công suất mà sản phẩm làm ra vẫn không đủ nhu cầu thu mua của các thương lái.
Theo số liệu thống kê, toàn thôn hiện có gần 30 hộ sản xuất miến dong, mỗi hộ có quy mô khá đều phải thuê từ 10- 15 lao động, sản xuất lớn hơn thì có thể thuê tới 20 lao động làm thường xuyên.
Do được tiếp thu và áp dụng khoa học kĩ thuật vào quy trình sản xuất, năng suất lao động ở làng luôn đạt ở mức cao.
Từ dây chuyền sản xuất miến công nghiệp cùng với kinh nghiệm của thợ làng nghề, mỗi cơ sở sản xuất miến có thể chế biến từ 1,5- 2 tấn bột cho ra từ 1- 1,5 tấn miến/ngày giúp cho thu nhập của người làm miến tăng lên.
- Khám phá làng nghề nước mắm Nam Ô danh bất hư truyền xứ Đà Nẵng
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng
- Chạm bạc Đồng Xâm – tinh hoa làng nghề truyền thống cổ đất Việt
Ở đây, miến được sản xuất quanh năm, không chỉ được đưa đi tiêu thụ ở các thị trường truyền thống như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định mà đã có mặt ở Lạng Sơn, Sơn La, Hải Phòng….
Làng vào vụ bắt đầu từ khoảng tháng 9 Âm lịch hàng năm, sản lượng thường tăng gấp 3 đến 4 lần so với ngày thường nhằm phục vụ lượng tiêu thụ dịp Tết.
Chỉ tính riêng hai tháng cuối năm, trung bình mỗi hộ sản xuất đưa ra thị trường khoảng 100 tấn miến các loại. Miến Lại Trạch hiện nay không chỉ được tiêu thụ
Bí quyết của người dân làng nghề làm miến dong Lại Trạch
Từ xưa đến nay, miến dong Lại Trạch có thương hiệu theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”.
Các thương lái ở nơi khác đến đây lấy hàng đều không muốn chuyển sang làng miến khác nữa, bởi miến dong Lại Trạch luôn có mùi vị riêng, nấu lên có vị ngon đặc trưng và để làm được điều đó thì làng luôn có bí quyết truyền đời.
Ngay cả người dân thôn khác trong xã muốn học nghề để làm cũng không sao “học lỏm” được những bí quyết ấy.
Theo người dân ở đây, một trong những bí quyết chế biến miến ngon của những người làm nghề trong làng luôn là tìm đúng nguồn nguyên liệu, sản xuất theo đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên liệu làm miến ở đây chủ yếu là bột củ dong được đặt hàng và nhập về từ một số địa phương trong tỉnh như: Khoái Châu, Văn Giang… và các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Yên Bái…
Nhà làm miến khi đã đặt mua hàng, chọn được loại bột vừa ý là nhập hàng lâu dài. Để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, có miến ngon giữ chân khách, một số cơ sở còn mua lượng lớn củ dong về lưu trữ để có đủ bột dong riềng chuẩn dùng cho chế biến miến cả năm.
Nếu mua không đúng mùa thu hoạch củ dong thì người tiêu thụ sẽ rất dễ ăn phải loại miến làm từ bột Trung Quốc. Bột dong riềng chuẩn là loại bột nguyên chất 100% được tinh chiết từ củ dong riềng.
Dấu hiệu nhận biết bột dong riềng chuẩn là sờ vào sẽ thấy mát tay, xoa vê thấy có cát bột (cánh bột to). Bột dong sau khi nhập về được chế biến, lọc lấy tinh bột rồi mới tráng qua nồi hơi để ra sản phẩm “bánh miến”.
Bánh miến được đem phơi ráo rồi mới tiếp tục cho vào máy cắt thành những sợi miến thành phẩm như vẫn thấy trên thị trường. Đặc biệt, trong quá trình chế biến phải luôn đảm bảo phóng trộn đúng tỷ lệ bột chín/bột bằng 1/10.
Phóng trộn bột sống/chín không đúng tỷ lệ đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sợi miến sau ra lò; nước cho chế biến miến dong phải là nguồn nước sạch đã được cơ quan chuyên ngành kiểm tra, đánh giá đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia.
Miến dong Lại Trạch luôn có màu trắng lục của bột dong riềng tinh chất, sợi miến thành phẩm vừa trong, vừa dai, khi ăn vừa mềm sợi lại có độ giòn tự nhiên, mùi thơm đúng vị do không sử dụng hóa chất tạo màu.
Tuy nhiên, để không sử dụng hóa chất mà vẫn tạo được màu miến dong hợp thị hiếu người tiêu dùng, các chủ nghề chế biến miến dong làng Lại Trạch đã phối trộn tinh bột nghệ/tinh bột dong riềng theo tỷ lệ 200g/2,5 tấn hoặc 2 lít kẹo đắng/2,5 tấn, sợi miến làm ra sẽ mang màu vàng chanh hoặc da lươn.
Các chất tạo màu này đều có nguồn gốc hữu cơ an toàn thực phẩm và rất dễ mua từ làng nghề trồng chế biến tinh bột nghệ xã Chí Tân (gần kề).
Đặc biệt, người làm nghề nơi đây hoàn toàn phơi bánh tự nhiên, không sấy hay bảo quản nhưng sản phẩm vẫn đẹp sợi, bảo quản được vài tháng mà không bị mốc hỏng.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về làng nghề làm miến dong Lại Trạch dành cho những ai yêu thích khám phá văn hóa – mỹ nghệ truyền thống của dân tộc.
Đừng quên ghé xem chuyên trang gotrangtri.vn hàng ngày để đón đọc những bài viết hay về thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!