(Gotrangtri.vn) Vùng đất Ninh Bình nổi tiếng với ngôi chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa đền chùa của Việt Nam.
Hàng năm, vào mùa xuân, diễn ra lễ hội chùa Bái Đính, đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công lao của các vị anh hùng dân tộc của nước nhà, cầu cho quốc thái dân an.
Nếu bạn chưa có cơ hội đến chùa Bái Đính và trải nghiệm mùa lễ hội thì hãy cùng Portfolio khám phá ngay bây giờ nhé!
1. Chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Chùa Bái Đính là một công trình lớn, đồ sộ nhất ở Ninh Bình với nhiều kỷ lục được công nhận tầm cỡ quốc gia và Đông Nam Á.
Chùa có diện tích rộng với nhiều hạng mục như khu chùa Bái Đính cổ tự, Điện Tam Thế, Bảo Tháp, điện Quán Thế Âm, tháp Chuông,… thu hút khách du lịch từ nhiều nơi.
Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc quần thể danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km và cách Hà Nội 95km. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. Chùa cổ được sáng lập bởi Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không khi vào vùng núi nơi đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông.
Chùa mới có kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc, các vật liệu xây dựng nên chùa Bái Đính hầu như được lấy từ vật liệu địa phương như đá xanh, gỗ tứ thiết ..
Chùa Bái Đính không chỉ có ý nghĩa đối với người dân Ninh Bình mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam với lịch sử văn hóa truyền thống ngàn năm và lối kiến trúc độc đáo. Nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước, đưa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
2. Lễ hội chùa Bái Đính hàng năm cầu cho quốc thái dân an
Lễ hội Chùa Bái Đính là một lễ hội truyền thống mùa xuân, được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán bắt đầu khai mạc chính thức là vào ngày mồng 6 Tết và kéo dài cho đến tận tháng 3.
Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công lao của các vị anh hùng dân tộc của nước nhà, cầu cho quốc thái dân an.
Lễ hội Chùa Bái Đính gồm hai phần. Phần lễ bao gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, cúng bái tưởng nhớ công ơn Đức thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần núi Cao Sơn và chầu Thánh Mẫu Cao Sơn.
Bắt đầu lễ hội là nghi thức rước kiệu, mang bài vị của thần Cao Sơn, Đức thánh Nguyễn Minh Không và Bà Chúa Thượng Ngàn từ khu vực chùa cũ ra chùa mới để tiến hành nghi lễ chính.
Phần hội bao gồm các tiết mục văn hóa, vãn cảnh nhà chùa, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc của các nghệ sĩ đến từ
Nhà hát chèo nghệ thuật Ninh Bình, tái hiện lại lễ đăng đàn xã tắc của vua Đinh Tiên Hoàng và lễ tế cờ của vua Quang Trung trước khi lâm trận.
Vào những ngày này, các tăng ni phật tử trong chùa cũng như những người hành hương sẽ đến đây cùng nhau cầu nguyện cho một đất nước yên ấm, hòa bình và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, cũng là khoảng thời gian khởi đầu cho những cuộc hành hương trở về với Cố đô Hoa Lư, trở về miền đất Phật, dâng lên Người những lời thỉnh cầu của người dân cả nước.
Tất cả tạo nên một không khí lễ hội chùa Bái Đính long trọng, như vẽ lại bức tranh sinh động về dòng chảy lịch sử của dân tộc và thu hút khách du lịch bởi phần hội sôi nổi, vui tươi.
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn trải nghiệm rõ hơn về chùa Bái Đính và lễ hội chùa Bái Đính.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Gotrangtri.vn để khám phá những giá trị văn hóa và thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc, cũng như được cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất mới nhất nhé!