(Gotrangtri.vn) Trang trí bàn thờ ngày Tết là công việc đặc biệt quan trọng không chỉ có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về những nghi thức cũng như cách trang trí bàn thờ chuẩn phong thủy để đón năm mới bình an nhé!
1. Thời điểm thích hợp để trang trí bàn thờ đón Tết
Theo quan niệm cha ông từ xưa, sau ngày 23 tháng Chạp khi mà các gia đình đã tiễn Táo quân lên chầu trời cũng chính là thời điểm thích hợp để mọi người bắt tay vào công việc dọn dẹp, bài trí nội thất, lau dọn, trang trí bàn thờ được sạch đẹp.
Xét về tính khoa học, khoảng thời gian này không quá xa và cũng không quá gấp rút giúp cho mọi người dễ dàng thu xếp công việc, thoải mái cải tạo, làm mới không gian sống để đón một năm mới bình an, hạnh phúc với thật nhiều may mắn.
2. Vị trí đặt bàn thờ
Vị trí đặt bàn thờ luôn được coi làm yếu tố quan trọng mà gia chủ cân nhắc ngay từ khi lập ban thờ. Tuy nhiên có một số lưu ý mà chúng ta không thể bỏ qua đó là nên đặt bàn thờ ở nơi yên tĩnh nhất nhằm mang tới một không gian thanh tịnh, thiêng liêng và thành kính nhất. Vì thế, tránh đặt bàn thờ ở ngay cạnh lối đi, những nơi ồn ào, nhiều người qua lại.
3. Những sai lầm trong trang trí bàn thờ nhiều người mắc phải
3.1 Xê dịch bát hương
Theo văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng nhất trong mỗi gia đình. Do đó, khu vực này lúc nào cũng cần được sạch sẽ, gọn gàng nhất. Tuy nhiên trong quá trình lau dọn cần lưu ý tránh tác động đến bát hương khi không cần thiết. Bởi quan niệm dân gian cho rằng xê dịch bát hương sẽ kinh động đến những vị thần linh và người đã khuất.
Do vậy, nhất định không xê dịch bát hương một cách tùy tiện ngẫu hững. Thay vào đó, nếu bắt buộc hãy thành tâm, thành kính xin phép trước khi tiến hành.
3.2 Sử dụng bát hương bằng đá
Bát hương luôn được đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ, điều đó đã thể hiện được rằng đây là yếu tố quan trọng giúp kết nối giữa cõi trần với cõi tâm linh, hướng con cháu tới thiện lượng, ngay thẳng và trong sạch với mong muốn gia tiên luôn dõi theo, phù hộ con cháu được bình an, êm ấm và hạnh phúc. Vậy nên, bát hương là biểu tượng của giá trị tinh thần thiêng liêng, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp về đạo hiếu.
Đại đa số các gia đình Việt đều dùng bát hương chất liệu sứ hoặc đồng để thờ cúng. Bên cạnh đó, bát hương đá cũng được một số nhà sử dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, vật liệu đá mang lại cảm giác lạnh lẽo, thiếu đi sự ấm cúng trong ngôi nhà.
3.3 Trang trí các loại hoa không phù hợp trên bàn thờ
Bạn có thể trang trí bàn thờ bằng hoa tươi hoặc hoa giả đều được nhưng tránh cá loại hoa, các mẫu hoa không phù hợp. Nếu như chúng ta có thể thoải mái lựa chọn hoa trang trí cho bàn trà, bàn ăn,… theo sở thích thì việc lựa chọn hoa trên bàn thờ lại cần những chuẩn mực, những nguyên tắc khắt khe hơn.
Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng nhưng không phải chúng đều phù hợp đề thờ ví dụ như hoa ly, hoa lan, hoa móng rồng, hoa đại, hoa sứ,…Trong khi đó hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng, hoa đào, hoa sen là ngũ hoa được ưa chuộng nhất, thích hợp nhất được dùng để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa hợp phong thủy. Lưu ý lựa chọn bình hoa thủy tinh hoặc bình sứ có chiều cao cân xứng với những cành hoa để tạo nên vẻ đẹp hài hòa, tôn kính.
4. Cách trang trí bàn thờ theo phong thủy
4.1 Xin phép gia tiên trước khi dọn dẹp bàn thờ
Đây là phong tục được gìn giữ từ xa xưa thể hiện sự hiếu đạo, thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Trước hết, đại diện gia chủ ( thường là người cao tuổi nhất trong nhà) tắm giặt sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh thể, nghiêm túc, chuẩn bị hoa quả lên ban thờ rồi thắp hương khấn xin phép gia tiên được tiến hàng lau dọn, bài trí ban thờ. Sau khi cháy hết tuần hương, con cháu cùng bắt tay sửa sang ban thờ theo kế hoạch.
4.2 Dọn dẹp bàn thờ
Khi lau dọn bàn thờ, cần làm nhẹ nhàng, cẩn thận, dùng khăn mới, khăn sạch với rượu gừng để lau chùi đồ thờ để mọi thứ được thanh tịnh. Lưu ý lau từ trên xuống, từ trong ra ngoài để đảm bảo tất cả các đồ vật đều được lau tỉ mỉ, sạch sẽ
4.3 Thay chân hương
Rút từng chân hương ra khỏi bát hương rồi đổ tro ra khăn sạch. Giữ lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương cùng với 1/3 tro cũ. Sau khi đã lau bát hương sạch bằng khăn thì đổ tro mới cùng với 1/3 tro cũ vào bát. Cắm những chân hương cũ vào chính giữa, lưu ý không cắm rải rác mà cắm chụm vào nhau, tro được đốt từ rơm rạ sạch hoặc cát sạch để không phạm tôn. Khi quét dọn bàn thờ xong, đặt bát hương vào đúng vị trí cũ rồi tạ lễ.
4.4 Cách bài trí ban thờ tổ tiên
Tùy phong tục từng địa phương cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà lễ cúng bàn thờ tổ tiên ngày Tết có thể khác nhau. Nhưng với truyền thống người Việt thì hoa, mâm ngũ quả, bánh kẹo, rượu trắng là những đồ lễ không thể thiếu.
Bát hương được đặt ở chính giữa bàn thờ, thêm hai bát hương khác đặt cân xứng ở bên trái và bên phải để tạo bố cự tam tài phát lộc. Ở phía ngoài nữa là hai cây đèn dầu hoặc nến thơm tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng – những thành phần quan trọng của vũ trụ. Vậy nên, khi con cháu dâng hương thường thắp đèn hoặc đốt nến để kết nối với thế giới tâm linh giúp cho mọi nguyện cầu của chúng được truyền đến ông bà, tổ tiên.
Bên cạnh chọn hoa thờ thì hương cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Bạn có thể lựa chọn hương vòng, hương trầm nhưng miễn sao hương mang lại mùi thơm ấm áp, dễ chịu cho bầu không khí ấm cúng, tôn nghiêm. Ở trước bát hương thường được bài trí 5 chén nước trắng nhỏ, trước nữa là mâm ngũ quả, rượu, bánh chưng và các lễ vật khác mà gia đình sửa soạn để thắp hương gia tiên.
5. Lời kết
Hy vọng rằng với những chia sẻ của Portfolio, chúng ta đã biết, đã hiểu về những nghi thức cơ bản cũng như cách trang trí bàn thờ chuẩn phong thủy nhất giúp cho mọi thứ được suôn sẻ, may mắn. Nếu có nhu cầu mua sắm đồ dùng trang trí bàn thờ như lọ hoa, đồ sứ đừng quên liên hệ với gotrangtri.vn để được đội ngũ chuyên viên tư vấn, hỗ trợ từ A-Z. Chúc bạn và gia đình đón năm mới vui vẻ và hạnh phúc!
Tổng hợp – Thanh Nguyệt