(Gotrangtri.vn) Đi theo dòng thời gian, những chiếc quạt nan vẫn được những người thợ Chàng Sơn ấp ủ, nuôi dưỡng để sản xuất sáng tạo phục vụ người tiêu dùng.
Làng nghề làm quạt truyền thống Chàng Sơn vẫn hàng ngày xuất những lô hàng với chiếc quạt nan thủ công tinh xảo và sáng tạo.
Hôm nay, hãy cùng chuyên trang Portfolio về thăm làng nghề làm quạt Chàng Sơn để khám phá nét đẹp giản đơn và những tinh túy văn hóa truyền thống nơi đây các bạn nhé!
Làng nghề làm quạt Chàng Sơn tồn tại hàng trăm năm nay với sản phẩm đơn sơn, dân dã là những chiếc quạt giấy và quạt nan gắn liền với thế hệ tuổi thơ 8x và đời đầu 9x.
Theo dòng thời gian và đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, người dân Chàng Sơn đã khéo léo chuyển mình để giữ gìn cũng như nối nghiệp truyền thống làm quạt của quê cha đất tổ, phát huy sức mạnh văn hóa mỹ nghệ của quê hương.
Đến với làng nghề làm quạt Chàng Sơn, bạn không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng những mẫu quạt giấy, quạt nan đa dạng mẫu mã.
Được tận mắt, chứng kiến và tham gia quy trình sản xuất quạt tay truyền thống mà bạn còn được tự do, an nhiên ngắm cảnh bình dị của làng nghề mang đậm nét cổ xưa.
Để làng nghề làm quạt tồn tại cho đến tận ngày nay, người Chàng Sơn luôn ý thức để làm sao nâng tầm những chiếc quạt trở thành một món đồ trang trí, hay là những món quà biếu tặng ý nghĩa, hoặc phụ kiện độc đáo dành cho nghi lễ với màu sắc, hoa văn tinh xảo, bắt mắt và kỳ công đến bất ngờ.
1. Làng nghề làm quạt Chàng Sơn: quay ngược dòng thời gian
Chàng Sơn lại gợi cho chúng ta về một miền ký ức tuổi thơ hồn nhiên, dữ dội.
Nếu bạn sống tại những miền quê đầy nắng gió thời 8x, 9x chắc chắn bạn sẽ nhớ ngày be bé khi quạt điện, quạt con cóc chưa thông dụng thì những chiếc quạt nan bản to, hay quạt giấy chính là vật cứu tinh mang đến những cơn gió mát trong buổi trưa hè nóng bức thời bấy giờ.
- Gốm Phù Lãng – Sản phẩm đồ gốm nổi tiếng khắp vùng quê Kinh Bắc
- Hội làng – một góc văn hóa cộng đồng đậm đà tính dân tộc Việt
- Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” – Biểu tượng văn hóa Việt Nam
- Hội làng Diềm – Điểm hẹn của những câu ca quan họ bất hư truyền
- Hội Lim – Lễ hội văn hóa truyền thống nổi tiếng nhất tỉnh Bắc Ninh
Thế nhưng, khi công nghệ 4.0 phát triển rầm rộ thì những chiếc quạt nan hay quạt giấy dường như bị nhiều người lãng quên.
Vì đơn giản những chiếc quạt cây, quạt làm mát, hay điều hòa đã ra đời phục vụ tốt nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, những chiếc quạt giấy, quạt nan ít được sử dụng hơn trước.
Và đó cũng là điều lo lắng khi vật dụng dễ thương đó lại có nguy cơ bị thay thế bằng những đồ dùng công nghệ hiện đại, tiện nghi hơn.
2. Đến thăm làng nghề làm quạt Chàng Sơn
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây Bắc, lọt thỏm giữa cánh đồng lúa xanh ngắt mênh mông.
Làng nghề làm quạt truyền thống Chàng Sơn chầm chậm hiện lên trước mắt du khách vô cùng sinh động làng nghề truyền thống với cây đa, giếng nước, thuỷ đình, mái ngói, cổng làng cùng vô số những dải quạt giấy nhiều màu sắc đang được phơi dọc các ngõ nhỏ trong làng.
Đặc biệt, về làng nghề làm quạt tại Chàng Sơn, hai bên đường vào làng sẽ là cơ man của những cơ sở nghề làm mộc truyền thống, song song với nghề làm quạt.
Nghề mộc ở Chàng Sơn còn chính là cái nôi của toàn miền Bắc, với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đáng chú ý ở những ngôi đền, chùa lớn.
Tuy nhiên, nghề làm quạt lại tỏ ra rất phổ thông và đã thu hút được nhiều hộ gia đình hơn.
Một phần bởi tính chất của nghề làm quạt dựa trên sự cẩn thận, khéo léo và tâm huyết của người làm nghề nữa đấy nhé làng nghề truyền thống Huế!
Bước vào nhà của những nghệ nhân trong làng nghề làm quạt truyền thống ở Chàng Sơn, ta sẽ có được cảm giác hồi hộp và muốn khám phá những gian hàng thủ công đầy màu sắc.
Và tò mò tự hỏi tại sao chúng lại được tô vẽ đẹp đến như vậy với đa dạng các loại quạt khác nhau: quạt giấy, quạt the, quạt lượt và cả quạt tranh.
3. Trải nghiệm thú vị tại làng nghề làm quạt Chàng Sơn
Điều thú vị nhất khi về với làng nghề làm quạt truyền thống tại Chàng Sơn đó là được trải nghiệm cùng nghệ nhân làng nghề thử sức tự tay làm ra những chiếc quạt nan, quạt giấy xinh tươi.
Để có thể tạo ra được những chiếc quạt nan đầy màu sắc thì nguyên liệu cơ bản để chế tác đó chính là dòng vật liệu xanh tự nhiên: tre, giấy, vải, hồ và đinh suốt.
Và để làm được chiếc quạt ưng ý, nghệ nhân làng nghề làm quạt truyền thống Chàng Sơn phải kỳ công chọn từng ống tre phong tục Tết đạt 3 chuẩn: dẻo, già, không bị mối mọt. Những ống tre này sẽ được chặt theo một tỷ lệ hợp lý sau đó được đem ngâm kỹ trong nước từ 4 đến 5 tháng đấy nhé!
Những khúc tre vô tri vô giác sẽ được nghệ nhân làng nghề chẻ nhỏ, rồi vót thành nan trơn, hoặc được chạm khắc cầu kỳ theo những đơn đặt hàng của khách.
Tiếp đó, nghệ nhân ở tại làng nghề làm quạt truyền thống Chàng Sơn sẽ suốt đinh những thanh tre đã vót mỏng, đều nhau thành hình vòng cung.
Để thanh tre được đẹp và bắt mắt hơn, người nghệ nhân sẽ bọc quanh nan tre bằng tấm giấy dó, hoặc vải rồi kết hợp với hồ dính chắc chắn.
Khâu vào giấy hay vải bọc nan quạt phải làm tỉ mỉ, cẩn thận sao cho giấy vải không bị nhàu, nấp gấp phẳng phiu, đều để tiện cho công việc gia công, trang trí.
Tiếp đó, nghệ nhân làng nghề làm quạt Chàng Sơn sẽ trang trí và tạo hình trên những chiếc quạt theo nhiều cách khác nhau.
Đối với tranh giấy họ sẽ vẽ tranh lên quạt, viết chữ thư pháp, ghim những lỗ li ti trên quạt thành những hoa văn bắt mắt….Nhìn vào bạn sẽ cảm nhận không khác gì khung tranh trang trí bằng gỗ.
Hay đối với dòng quạt vải, nghệ nhân làng nghề làm quạt Chàng Sơn lại sử dụng phương pháp thêu lên quạt hay ép những hình thêu vào giữa 2 lớp vải, thỉnh thoảng họ cũng vẽ lên quạt vải những bức họa ước lệ giống như trên quạt giấy.
Cuối cùng chính là công đoạn phơi quạt. Có những gia đình sẽ bắt sào để phơi, cố những hộ lại dùng giá xếp, hay phơi sân hoặc xếp dọc tại quanh ngõ làng khiến làng nghề làm quạt truyền thống ở Chàng Sơn lại tưng bừng, tràn ngập như những dải lụa óng ánh giữa nắng vàng rực rỡ.
Điều này thu hút nhưng nhiếp ảnh gia tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc đẹp của bức tranh làng nghề làm quạt Chàng Sơn.
Những chiếc quạt tại Chàng Sơn chính là sự kết tinh của tư duy, thẩm mỹ của nghệ nhân nơi đây. Không chỉ thuần túy với tính năng quạt mát, mà quạt Chàng Sơn còn chứa cả những giá trị tinh thần sâu sắc.
Đặc biệt, quạt ở Chàng Sơn lại dùng nhiều để làm: quà tặng, công cụ múa, vật dụng trang trí, thời trang, triển lãm nghệ thuật, công cụ truyền thông,…
Với tâm huyết làm nghề, cộng sự cố gắng không mệt mỏi của những nghệ nhân làng nghề làm quạt truyền thống ở Chàng Sơn.
Sản phẩm quạt Chàng Sơn đã đang đang được nhiều người đón nhận bởi chúng đang được cải thiện mẫu mã, kiểu dáng đa dạng thu hút được ánh nhìn của người dùng.
Chính điều đó, nghề làm quạt truyền thống ở Chàng Sơn lại trở thành nghề chính mang đến thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Đồng thời phát huy, bảo tồn và quảng bá văn hóa Việt Nam sâu rộng đến với bạn bè quốc tế.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để tìm hiểu những giá trị văn hóa của dân tộc cũng như kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
Nguyễn Chiên – Nguồn internet