Hotline tư vấn

0899-189-455
le-hoi-cam-muong

Đặc sắc lễ hội Căm Mường (Kiêng Mường) của người dân tộc Lự

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Vào những ngày tiết trời cuối đông, thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới đến gần, vạn vật có thêm sức sống mới.

Đây cũng chính là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống Việt Nam, trong đó có lễ hội Căm Mường (Kiêng Mường) của người dân tộc Lự ở miền núi phía Bắc nước ta. 

Cùng Portfolio tìm hiểu nét đặc sắc của lễ hội Căm Mường để hiểu rõ hơn truyền thống văn hóa của cộng đồng người Lự trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vài nét về cộng đồng người Lự và lễ hội Căm Mường

1.1. Cộng đồng dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu

Người Lự là một cộng đồng dân tộc thiểu số của nước ta, chủ yếu sinh sống ở tỉnh Lai Châu. Ở Lai Châu, đồng bào Lự chiếm khoảng 2% dân số, thuộc nhóm người Lự trắng và sinh sống chủ yếu ở huyện Sìn Hồ và huyện Tam Đường.

Đồng bào Lự chiếm khoảng 2% dân số của tỉnh Lai Châu. (ảnh: internet)

Đồng bào Lự chiếm khoảng 2% dân số của tỉnh Lai Châu. (ảnh: internet)

Đồng bào Lự có truyền thống cư trú dọc theo các dòng sông, khe suối và tên bản làng thường được gắn liền với đặc thù của miền đất họ sinh sống.

Từ trước đến nay, với đời sống định canh định cư, người Lự đã biết canh tác lúa nước từ rất sớm, nên đời sống vật chất của họ tương đối ổn định.

Chính vì vậy mà vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú đa dạng với nhiều loại hình văn hoá dân gian mang đậm bản sắc của người Lự.

Người Lự có nhiều nghi thức, lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. (ảnh: internet)

Người Lự có nhiều nghi thức, lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. (ảnh: internet)

Ngoài các phong tục, tập quán sinh hoạt độc đáo, người Lự còn có nhiều nghi lễ riêng đặc sắc, trong đó phải kể đến lễ hội Căm Mường_một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất và bao giờ cũng được tổ chức rất trang trọng.

1.2. Nét đặc trưng của lễ hội Căm Mường (Lai Châu)

Lễ hội Căm Mường của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Đây là dịp để bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng đã phù hộ cho bà con dân bản no đủ, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.

Đặc sắc lễ hội Căm Mường (Kiêng Mường) của người dân tộc Lự

Lễ Căm Mường là một lễ hội truyền thống Việt Nam đặc sắc, mang đậm dấu ấn của người dân vùng cao nên rất nhiều du khách mong muốn được chứng kiến một lần trong tiết đầu xuân.

Cũng vì vậy, thời gian gần đây đã có rất nhiều khách du lịch đến Lai Châu vào dịp lễ hội Căm Mường.

2. Những nghi lễ độc đáo trong lễ hội Căm Mường

2.1. Nghi thức cúng lễ

Mở đầu cuộc lễ, thầy cả đọc lời tuyên bố lý do buổi lễ. Trong lời tuyên bố lý do của thầy cả đề cập tới lịch sử của người Lự, lịch sử bản mường, cái lý của việc làm lễ Căm Mường và những người sẽ được “thụ lễ” lần này.

Mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện là đàn ông đi tham gia phần cúng lễ, khi về sẽ mang lộc cho những người ở nhà. Người đảm nhiệm vai trò chủ lễ phải là các bậc cao niên, uy tín, được người dân kính trọng.

Phần lễ tế của lễ hội Căm Mường tổ chức dưới gốc cây cổ thụ của làng. (ảnh: internet)

Phần lễ tế của lễ hội Căm Mường tổ chức dưới gốc cây cổ thụ của làng. (ảnh: internet)

Nghi thức cúng lễ có 4 phần: lễ thỉnh thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc. Tất cả được tổ chức ở một gốc cây to trong bản làng.

Lễ vật dâng thần linh trong lễ hội Căm Mường tuy mộc mạc nhưng lại chứa đầy sự tỉ mỉ và được thực hiện theo nghi thức trang trọng.

Mâm lễ vật bên cạnh hoa quả, rượu thịt thì còn có 18 chiếc thuyền giấy màu xanh lá và màu vàng.

Màu xanh là tượng trưng cho rừng núi bạt ngàn, màu vàng là những cánh đồng lúa chín trổ bông, hình ảnh của một năm được mùa, no ấm.

Một phần nghi lễ trong lễ hội Căm Mường Lai Châu. (ảnh: internet)

Một phần nghi lễ trong lễ hội Căm Mường Lai Châu. (ảnh: internet)

Khi cuộc lễ bắt đầu “say” các thầy lạy một lạy rồi bắt đầu đọc lời khấn. Trong phần lễ này không có khèn, sáo, trống hay bất kì một loại nhạc cụ nào để làm âm vang.

Theo quan niệm của người Lự thì như thế sẽ làm ảnh hưởng tới các linh hồn riêng, mà cái linh hồn ở đây chính là sự thần bí, linh thiêng ẩn hiện trong những lời khẩn cầu của thầy cúng:

” Núi rừng mang hồn nước

Khe suối lượn hình sông

Thần rồng bay lượn múa

Phun nước tưới ruộng đồng

Cho ngô lúa trổ bông

Cho mùa vàng trĩu quả.”

2.2. Ý nghĩa của lễ hội Căm Mường

Người Lự coi lễ hội Căm Mường là dịp để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần được thể hiện bằng các lễ vật dâng tế trong buổi lễ.

Những lễ vật này do dân bản tự nguyện đóng góp, và thầy cúng sẽ khẩn cầu lên vị thần thấu hiểu lòng thành kính của dân bản, mong được mùa bội thu, thóc lúa đầy bồ, già trẻ gái trai trong bản được vui vẻ sum vầy hạnh phúc.

Lễ hội Căm Mường với sự tham gia của tất cả mọi người trong bản người Lự. (ảnh: internet)

Lễ hội Căm Mường với sự tham gia của tất cả mọi người trong bản người Lự. (ảnh: internet)

Sau lễ hội Căm Mường, tất cả họ hàng dòng tộc, các gia đình trong bản sẽ sống đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Với những lời khẩn cầu trong nghi lễ thì tất cả các gia đình sẽ phải cố gắng nuôi dạy con cái học hành để có cuộc sống tốt hơn các thế hệ đi trước.

Đây chính là nét đẹp trong văn hoá dân gian của đồng bào Lự nói riêng cần tiếp tục được bảo tồn giữ gìn và phát triển.

3. Phần hội sôi động của lễ hội Căm Mường

3.1. Các tiết mục văn nghệ truyền thống độc đáo

Trong tất cả các lễ hội truyền thống của Việt Nam, phần hội luôn được người dân mong chờ bởi không khí sôi động và cũng chính là cơ hội để mọi người xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, cùng nhau thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Các cô gái người Lự múa hát bài hát truyền thống trong lễ hội Căm Mường. (ảnh: internet)

Các cô gái người Lự múa hát bài hát truyền thống trong lễ hội Căm Mường. (ảnh: internet)

Mở đầu phần hội của lễ hội Căm Mường, hai chàng trai trong bản cùng thổi sáo mẹ, sáo con để cho các cô gái hát những bài dân ca của dân tộc mình. Điệu nhạc riêng độc đáo mang đậm truyền thống của người Lự luôn thu hút những vị khách từ xa đến.

Trò chơi đẩy gậy diễn ra sôi động trong lễ hội Căm Mường. (ảnh: internet)

Trò chơi đẩy gậy diễn ra sôi động trong lễ hội Căm Mường. (ảnh: internet)

3.2. Các trò chơi dân gian

Cùng với các bài hát thì trò chơi ném còn cũng là một phần không thể thiếu trong lễ hội này, nó thể hiện sự tinh tế, khéo léo không chỉ trong việc dựng cột, làm quả còn mà ngay cả trong việc tung còn cũng có những bí quyết riêng đã được các thế hệ của người Lự truyền lại cho nhau.

Trong trò ném còn, ai ném trúng vòng tròn đầu tiên thì đó sẽ là người may mắn nhất.

Ngoài ra, lễ hội Căm Mường còn tổ chức các trò chơi như đẩy gậy, đánh gối cũng là những nét đặc trưng trong lễ hội của đồng bào Lự. Những người bị thua trong các trò chơi này đều được té nước để giải đen cũng như cầu may mắn.

Đặc sắc lễ hội Căm Mường (Kiêng Mường) của người dân tộc Lự

Không khí chung của lễ hội diễn ra rất nhộn nhịp, vui vẻ với sự tham gia của tất cả người dân trong bản tạo nên bức tranh sinh động thể hiện rõ nhất văn hóa truyền thống của người dân tộc Lự ở Lai Châu.

4. Kết luận

Tóm lại, lễ hội Căm Mường của người Lự ở tỉnh Lai Châu rất đề cao vai trò của những sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng đồng, làm tăng thêm sự gắn kết trong mỗi cộng đồng làng bản.

Chính vì vậy mà lễ hội này cần được bảo tồn, gìn giữ, phát huy, để nó thật sự trở thành nét đẹp trong vốn văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng của người Lự, cũng là niềm tự hào của người Việt.

Gotrangtri.vn sẽ tiếp tục gửi đến Quý độc giả những bài viết thú vị về văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như kinh nghiệm trong thiết kế nội thất nhà đẹp.

Hãy thường xuyên theo dõi để không bỏ lỡ nhé!

Thu Hà – Tổng hợp internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada