(Gotrangtri.vn) – Đi qua sáu thế kỷ thăng trầm của lịch sử, nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vẫn duy trì và giữ được những nét tinh hoa truyền thống của làng nghề, truyền từ đời này sang đời khác.
Nơi đây nổi tiếng trong và ngoài nước với những sản phẩm bền đẹp và tinh xảo.
Hãy cùng Portfolio khám phá nghệ thuật chạm bạc độc đáo của làng nghề Đồng Xâm nhé! .
Chạm bạc Đồng Xâm – Nghề truyền thống trên 600 năm
Theo lịch sử ghi chép của làng, làng Đồng Xâm là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất hiện nay.
Làng được hình thành cách đây hơn 600 năm, từ cuối đời Trần – Hồ (Thế kỷ 15). Khởi đầu, làng có nghề đồng doa (sửa chữa các đồ dùng bằng đồng: hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khóa, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát…, ), về sau được ông Nguyễn Kim Lâu từ xa đem nghề truyền cho dân, lập thành phường Phúc Lộc, gồm 149 người, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ.
Nghề chạm bạc nhanh chóng phát triển. Sau khi ông mất, người làng lập bia thờ phụng và tôn ông là ông tổ nghề. Trên văn bia có ghi: “Hoàng triều Chính Hoà thập niên, Tổ phụ Nguyễn Kim Lâu…
Bảo Long tụ lạc học nghệ, đáo Ðồng Xâm xứ kiến lập thập nhị phường kim hoàn truyền nghệ”. (Tạm dịch: Năm thứ mười dưới triều vua Chính Hoà (1689), vị tổ sư Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long, tới xứ Ðồng Xâm lập ra mười hai phường để truyền nghề).
Do đồ hoàn kim thuộc một trong những loại quý và xa xỉn nên ban đầu chỉ có thể tiêu thụ ở những đô thị lớn, hoặc bán cho những gia đình quý tộc, giàu.
Chính vì vậy, nhiều thợ lành nghề của làng đã phải phân tán đi khắp 4 phương để làm ăn, mang tinh hoa nghề hoàn kim đến khắp mọi miền đất nước, và đó cũng chính là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm.
Từ thời Lê – Trịnh đến thời Nguyễn, nhiều thợ được triệu lên kinh đô phục vụ cho triều đình chế tác vật phẩm khảm vàng, bạc như đồ thờ, đồ tiến cúng, đồ dùng sinh hoạt cung đình và cả đồ dùng cho các vị đại thần trong triều.
Người thợ chạm bạc Đồng Xâm cứ như thế vào Nam ra Bắc, mang danh tiếng đất làng đến khắp nơi. Và cũng chính họ cùng các thợ bạc ở Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay.
Do vậy nếu là người trong nghề sẽ có thể nhận thấy những sản phẩm của nghệ nhân phố Hàng Bạc có phảng phất hình ảnh chạm bạc Đồng Xâm, dù rằng những nghệ nhân xưa khi đến kinh kỳ đã tạo nên một phong cách riêng.
- Chùa mía ở Sơn Tây – Nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật ở Việt Nam
- Cùng đến thăm làng nghề bánh pía Vũng Thơm của tỉnh Sóc Trăng
- Đặc sắc lễ hội Căm Mường (Kiêng Mường) của người dân tộc Lự
Sang đầu thế kỷ 20, nhiều sản phẩm cùng thợ giỏi của làng chạm bạc Đồng Xâm còn được chính phủ đưa sang Paris dự hội chợ triển lãm và dạy nghề, như trường hợp của ông Cửu Môn, người thôn Thượng Hòa.
Vào thời điểm kháng chiến (1945 – 1954) và thời kỳ bao cấp (1955 – 1985), làng chạm bạc Đồng Xâm hầu như không phát triển được, một số gia đình phải bỏ nghề đi nơi khác làm ăn, các hợp tác xã đứng trước nguy cơ giải thể.
Sau năm 1986, làng nghề mới từng bước được phục hồi và phát triển nhờ tác động tích cực của chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghề chạm bạc Đồng Xâm – tinh hoa làng nghề đất Việt
Sản phẩm chạm bạc Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các làng nghề chạm bạc khác ở các kiểu thức sản xuất, lạ về hình khối, độc đáo về dáng vẻ và các đồ án trang trí tinh vi mà cân xứng, nổi bật chủ đề chính; điêu luyện ở thủ pháp xử lý sáng – tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc.
Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự hoàn hảo và điêu luyện tế nhị tới mức tối đa. Thậm chí, có thể nói rằng tài năng và tay nghề của các nghệ nhân làng chạm bạc Ðồng Xâm luôn luôn linh hoạt, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng, chinh phục các khách hàng khó tính và cả những người am tường nghệ thuật.
Từ những nhát nện búa đều thoăn thoắt, nghe đinh tai, những người thợ chạm bạc Đồng Xâm trở thành hội hoa Đỗ Quyên người họa sĩ, biến dùi, đục, đinh tán thành chiếc bút lông vẽ nên những tác phẩm của riêng mình với những họa tiết khi khắc chìm chạm nổi, lúc giản đơn, tinh tế, nhẹ nhàng, lúc lại cầu kỳ, chi tiết.
Phải nói rằng, để có được một sản phẩm chạm bạc hoàn chỉnh, người thợ làng Đồng Xâm phải thực hiện rất nhiều công đoạn, trong đó, mỗi công đoạn đều đòi hỏi kĩ thuật chế tác tài tình linh hoạt, tài năng tay nghề và óc sáng tạo.
Chính những đôi bàn tay vàng tỉ mỉ của những người thợ Đồng Xâm đã thổi hồn cho những sản phẩm tinh xảo, vừa lấp lánh ánh kim, vừa mềm mại, tinh tế trong từng đường nét, hoa văn đòi hỏi phải đạt tới trình độ điêu luyện.
Theo những nghệ nhân ở đây, từ những tấm đồng thô kệch, sau khi định hình thành bát, ấm, chén, chuôi dao … hay đến những vật dụng trang trí như bình phong, phù điêu, đồng hồ…chúng được đặt lên xi (khuôn) để chạm.
Để làm nổi chi tiết hoa văn, người thợ phải tiến hành dát tán vào bàn xi, rồi lại dùng ve để đục cho nổi hình lên, rồi đảo mặt để chạm, chênh, bong, tỉa, hạ và làm nhẵn.
Công đoạn khó thường là tạo hình sản phẩm, chọn hoa văn trang trí, rồi đục tạo vân nổi chìm. Người thợ chạm cần thấu hiểu sự sáng-tối từ ánh kim loại để tạo hình cho sản phẩm, vậy nên họ phải có trí tưởng tượng phong phú và thực sự am hiểu chi tiết góc cạnh của sản phẩm.
Công đoạn tiếp theo là dùng bễ xì lửa để tách sản phẩm khỏi khuôn, rồi tiến hành mạ bạc cho sản phẩm sáng màu và trở nên bắt mắt.
Vì vậy, sản phẩm chạm bạc Ðồng Xâm có sự chau chuốt, thể hiện sự chuyên nghiệp nghệ thuật hát xoan rõ từ hình khối cân đối, dáng vẻ thanh thoát, điệu nghệ trong từng sản phẩm.
Dù hiện tại đã có máy móc hiện đại, hỗ trợ công việc sản xuất và đỡ được phần nào sự vất vả cho người thợ, nhưng ở làng chạm bạc Đồng Xâm, các nghệ nhân vẫn kiên trì thực hiện một hiện công đoạn nhất định phải cần sự tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật và đôi mắt thẩm định nghệ thuật, thể hiện đẳng cấp của nghệ nhân cũng chính là những “ngón” nghề riêng mà người làng Đồng Xâm giữ làm “vốn” cho mình.
Theo tục làng xưa kia, không ai được mang bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác; nếu làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải chịu sự trừng phạt thật nặng.
Bởi vậy, cho đến ngày nay, thương hiệu của làng nghề cũng nhờ vậy mà có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm dành cho những ai yêu thích khám phá văn hóa – mỹ nghệ truyền thống của dân tộc.
Đừng quên ghé xem chuyên trang gotrangtri.vn hàng ngày để đón đọc những bài viết hay về thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
[Tổng hợp]