(Gotrangtri.vn) Ván ép công nghiệp mặc dù ra đời rất muộn so với gỗ tự nhiên nhưng chúng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Vậy bạn có biết có các loại ván ép công nghiệp nào? Chúng được ứng dụng như thế nào trong thiết kế nội thất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Ván ép công nghiệp là gì?
Ván ép công nghiệp hay gỗ công nghiệp là loại vật liệu được tạo ra bằng cách sử dụng các chất kính dính để liên kết các phần tử của gỗ lại với nhau. Các phần tử gỗ có sự đa dạng về kích thước, tạo nên những loại gỗ công nghiệp khác nhau.
Cụ thể, liên kết các dăm gỗ lại với nhau, chúng ta có ván dăm; liên kết các sợi gỗ lại tạo thành ván sợi mdf; sử dụng các phần tử gỗ dạng bột ta có ván hdf; các lớp gỗ mỏng xếp chồng lên nhau tạo thành ván dán hay những thanh gỗ ghép lại với nhau tạo thành gỗ ghép thanh.
2. Ưu và nhược điểm của các loại ván ép công nghiệp
Ưu điểm của ván ép công nghiệp
So với gỗ tự nhiên, ván ép gỗ công nghiệp mang những ưu điểm vượt trội.
– Giá thành rẻ
Ván ép công nghiệp được nhận định là 1 loại vật liệu mang tính kinh tế cao. Gia công gỗ công nghiệp đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí nhân công. Cùng với đó, nguyên liệu đầu vào của các loại ván ép công nghiệp cũng dễ kiếm, giá rẻ nên giá thành của gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Đây cũng chính là 1 trong những lý do hàng đầu khiến gỗ công nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng.
– Ít bị cong vênh, co ngót, biến dạng khi sử dụng
Đây được coi là 1 đặc điểm ưu việt của gỗ công nghiệp so với các loại gỗ tự nhiên. Các loại gỗ công nghiệp trước khi đưa ra thị trường đều đã được xử lý kỹ thuật để tránh tình trạng bị cong vênh, co ngót và biến dạng khi sử dụng. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những món đồ nội thất được làm từ loại vật liệu này.
– Có thể sản xuất hàng loạt, thi công nhanh chóng
Gỗ công nghiệp bán trên thị trường có dạng tấm với các loại kích thước tiêu chuẩn, chỉ cần cắt, ghép, dán,… khi sản xuất các món đồ nội thất nên thời gian thi công nhanh chóng và có thể sản xuất hàng loạt với mẫu mã giống hệt nhau.
– Gỗ công nghiệp mang phong cách trẻ trung, hiện đại
Các loại ván ép công nghiệp đều mang phong cách đơn giản, hiện đại với giá trị công năng cao, rất thích hợp với những căn hộ mang phong cách hiện đại.
Nhược điểm của ván ép công nghiệp
– Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp nhìn chung có khả năng chịu nước, chịu lực và tính đàn hồi thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Chính bởi vậy, tuổi thọ của những món đồ nội thất gỗ công nghiệp thường chỉ kéo dài từ 5 – 10 năm và còn phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng của người dùng. Đây không phải 1 thời gian dài đối với đồ nội thất nhưng cũng là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể thay mới phong cách cho không gian sống của mình bằng những sản phẩm hợp thời hơn.
– Bề mặt ván ép công nghiệp không thể trạm trổ các họa tiết trang trí như gỗ tự nhiên
Do đặc điểm cơ lý với độ cứng cao, ít tính đàn hồi mà bề mặt gỗ công nghiệp không thể có những họa tiết được trạm trổ như trên gỗ tự nhiên. Thay vào đó, bạn cũng có thể làm đẹp cho sản phẩm nội thất của mình bằng các loại giấy trang trí như laminate hay melamine, acrylic,…
3. Các loại ván ép công nghiệp và ứng dụng
Gỗ mfc
Gỗ mfc (Melamine Face Chipboard) là loại gỗ công nghiệp được ứng dụng đến 80% trong nội thất văn phòng bởi chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao khi có giá thành rẻ mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình sử dụng.
Loại gỗ này có cốt là gỗ ván dăm và bề mặt được phủ giấy trang trí melamine lên để làm đẹp cho các sản phẩm nội thất. Gỗ mfc có giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, do giá tiền đi đôi với chất lượng nên chúng cũng được đánh giá có khả năng chịu lực và độ bền kém hơn so với những loại gỗ công nghiệp khác.
Gỗ mdf
Gỗ mdf (Medium Density Fiberboard) hay còn được gọi là gỗ ván sợi mật độ trung bình là loại gỗ công nghiệp chỉ phổ biến sau gỗ mfc và được ứng dụng trong cả thiết kế nội thất văn phòng và nội thất gia đình. Loại ván này có giá tầm trung, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình.
Gỗ hdf
Gỗ hdf (High Density Fiberboard) hay còn gọi là gỗ ván sợi mật độ cao là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách ép các sợi gỗ hay bột gỗ cùng với chất kết dính và 1 số thành phần phụ gia khác trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Gỗ hdf có khả năng chống ẩm và chịu trọng tải vượt trội hơn hẳn 2 loại ván công nghiệp mfc và mdf.
Ván dán
Ván dán hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như ván ép, gỗ dán, gỗ plywood. Đây là tấm vật liệu được tạo thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên. Những lớp gỗ này được lạng mỏng khoảng 1mm, xếp đan xen, chồng lên nhau theo hướng vuông góc với đường vân gỗ rồi được ép lại với nhau trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
Ván dán mang nhiều ưu điểm của cả gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên nên ngoài được ứng dụng trong thiết kế nội thất, chúng còn được sử dụng làm các loại ván xây dựng và đóng tàu, thuyền.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là dòng ván gỗ được sản xuất từ việc lắp ghép những thanh gỗ tự nhiên với nhau theo những công nghệ hiện đại để tạo lên được một tấm gỗ có kích thước lớn.
Hầu hết, những thanh gỗ nhỏ đều được xử lý và tẩm sấy khá nghiêm ngặt trên dây chuyền rất hiện đại. Việc tẩm sấy gỗ với mục đích nhằm loại bỏ hết các tác nhân có thể xâm lấn gỗ như: mối mọt, ẩm mốc. Do vậy, loại gỗ này có nhiều ưu điểm vượt trội và có thể thay thế hoàn toàn được gỗ tự nhiên.
Gỗ pallet trang trí
Gỗ pallet trang trí là loại gỗ được tạo thành từ những thanh gỗ dài được đóng và ghép những thanh gỗ lại với nhau. Tất cả những thanh gỗ được ghép nối lại chặt chẽ với nhau để tạo lên 1 cấu trúc vô cùng bền vững, chắc chắn, bề mặt phẳng sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
4. 20+ sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp đang được săn đón năm 2019
Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những thiết kế nội thất được ứng dụng các loại ván ép công nghiệp đang được yêu thích nhất năm 2019 này!
5. Lời kết
Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại ván ép công nghiệp trên thị trường hiện nay. Để tìm hiểu thêm về các loại vật liệu khác trong thiết kế, hãy ghé thăm chuyên trang Portfolio mỗi ngày trên kênh gotrangtri.vn bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề tiếp theo!
Lê Kiều Oanh – Tổng hợp