Làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre hay là làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh bên dòng sông Thom nổi danh với cái tên là làng “làm giàu”. Nếu có dịp về thăm làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre, du khách sẽ được cảm nhận sự náo nức, sôi động của người dân nơi đây khi họ hoạt động quanh năm và không ngừng nghỉ.
1. Tìm hiểu làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre
1.1. Làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre nằm ở đâu?
Nói đến làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre, thì người dân nơi đây thường nhắc đến làng nghề làm chỉ xơ dừa cập bên dòng sông Thơm thuộc địa phận của xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Làng nghề xơ dừa Bến Tre được ví như là 1 phiên chợ nổi trên dòng sông Thom bởi ngày ngày thuyền cập bến, xuất bến đều trở đầy ắp những thuyền dừa hay những sản phẩm làm từ xơ dừa. Hơn nữa, làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre hoạt động cả ngày lẫn đêm, không lúc nào là không nhộn nhịp, tất bật.
Sông Thom hay còn có tên gọi khác là kênh Mỏ Cày được đào từ những năm 1905. Đây là tuyến lưu thông giữa sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông. Đặc biệt, những năm gần đây, những cơ sở sản xuất làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh – Bến Tre hoạt động không khác gì là những phiên chợ mua bán dừa.
1.2. Nghề làm xơ dừa Bến Tre xuất phát từ nơi nào?
Nghề làm chỉ xơ dừa An Thạnh, Bến Tre xuất phát từ xã An Khánh. Sau đó, nó lan rộng sang bên kia sông Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Thế nên, ngày nay, 2 bên bờ sông Thom không chỉ diễn ra hoạt động sản xuất chỉ xơ dừa dệt thảm mà nó còn phát triển thêm những nghề khác như: quay chỉ xơ dừa, chặt cơm dừa, mua bán trái dừa…diễn ra rất sôi nổi, huyên náo.
1.3. Làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre hình thành từ bao giờ?
Về thăm làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre, đa số ai cũng đều có chung cảm nhận đây chính là phiên chợ nổi trên sông. Bởi hàng ngày, tàu ghe xuôi ngược khắp nơi trong tỉnh Bến Tre và những tỉnh lân cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang để thu mua những trái dừa trở về làng.
Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh, Bến Tre tập trung chủ yếu ở Vĩnh Khánh và được hình thành từ những năm 1980. Thời đó chỉ có 2 cơ sở, nhưng đến nay, làng nghề xơ dừa Bến Tre đã có 43 cơ sở, 6 công ty và 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất chỉ xơ dừa, xơ dừa ép kiện, ép mụn chỉ xơ dừa….
Hiện nay, làng nghề xơ dừa ở Bến Tre đã thu hút hơn 1000 lao động trong xã và những xã lân cận để làm gia công những sản phẩm từ dừa như: chặt cơm dừa, phơi mụn dừa, lột vỏ dừa….Trung bình mỗi lao động thu nhập khoảng 150.000 đồng/ngày.
2. Quy trình thu mua dừa để làm chỉ xơ dừa Bến Tre
2.1. Thu mua dừa
Tại làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh, Bến Tre chính là nơi sản xuất ra những dòng sản phẩm từ xơ dừa để xuất khẩu sang các nước khác. Về chỉ xơ dừa Bến Tre có thể làm ra những dòng sản phẩm như: thảm trải sàn, chiếu thảm, chỉ nệm, chỉ xơ cứng, thảm dệt…
Và để có nguyên liệu sản xuất chỉ xơ dừa Bến Tre, thì hàng ngày, xã An Thanh thu mua khoảng 10.000 trái dừa khô, những tháng cao điểm như từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có những cơ sở thu mua mỗi ngày từ 15.000 trái dừa. Mỗi ngày, cơ sở sản xuất khoảng 4, 5 tấn chỉ xơ dừa và đạt sản lượng lên đến 350 ngàn tấn chỉ sơ xừa. Vỏ dừa khi đã thu mua sẽ cho vào máy đập để đập lấy chỉ xơ dừa.
2.2. Tách vỏ dừa
Dừa khô sau khi được các cơ sở thu mua về lúc này sẽ được tách phần vỏ để bán cho cơ sở chỉ xơ dừa, hột dừa. Với người Bến Tre hay gọi là sọ dừa, cơm dừa, nước dừa…được bán cho các ghe trở đi bán khắp nơi. Tại làng nghề chỉ xơ dừa bên bờ sông Thom hiện nay có hàng chục cơ sở mua vỏ dừa, ruột dừa.
Về công đoạn tách vỏ dừa thì người thợ nơi đây sẽ sử dụng công cụ dao sắt, cứng được dựng cố định vào 1 cái trụ thật vững trãi. Theo đó, từng trái dừa sẽ được đôi bàn tay nhanh nhẹn, tháo vát của người thợ tách ra 1 cách dễ dàng. Bình quân việc lột vỏ dừa 200 trái thì mới được 40 ngàn đồng, mỗi ngày trung bình 1 người sẽ lột được 1500 – 1800 trái/ngày thu nhập sẽ khoảng 300 – 400 ngàn/ngày. Có thể thấy, tiền công tách vỏ dừa khá cao so với người lao động nông thôn nhưng không phải là ngày nào cũng có việc làm. Chỉ khi nào có dừa thì chủ mới tìm đến người thợ chuyên tách vỏ dừa.
2.3. Cảnh phơi chỉ dừa
Sau khi tách vỏ dừa xong, sẽ có 1 nhóm chuyên cho vỏ dừa vào máy tập thể để lấy chỉ xơ dừa ra. Hầu hết, những nhóm người này thường làm việc vào buổi tối, bởi các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa đã chuyển từ dùng máy dầu sang dùng máy điện để đập vỏ dừa cho nhanh. Còn người lại, những người chuyên phơi chỉ xơ dừa thì chỉ làm việc vào ban ngày khi trời nắng gắt tốt giữa trưa cũng là lúc phơi xơ dừa thuận lợi.
Sau khi lột vỏ dừa xong, sẽ có một nhóm cho vỏ dừa vào máy tập thể, lấy chỉ xơ dừa. Nhóm người này làm việc vào buổi tối, bởi hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa đã chuyển từ dùng máy dầu sang dùng máy điện để đập vỏ dừa. Ngược lại, những người phơi chỉ xơ dừa thì làm việc ban ngày vì khi trời nắng tốt thì việc phơi chỉ xơ dừa mới thuận lợi.
Đến với làng nghề xơ dừa Bến Tre, quý vị sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh phơi chỉ xơ dừa của người dân nơi đây. Dưới cái nắng gay gắt hơn 11h trưa, xa xa vẫn nhìn thấy bóng dáng thấp thoáng của những người phơi thảm chỉ xơ dừa. Họ đang cào cào, quét quét nhanh tay để mẻ xơ dừa được đều, khô nhanh.
Vào mùa mưa, việc phơi chỉ xơ dừa sẽ vô cùng vất vả vì trời ẩm ướt, thời tiết không thuận lợi kéo theo việc phơi chỉ xơ dừa lâu khô hơn. Một sân phơi xơ dừa thường từ 3-4 người, nắng tốt chỉ phơi trong ngày là xong, mỗi “thiên” người lao động được nhận tiền công hơn 200.000 đồng.
2.3. Ứng dụng chỉ xơ dừa Bến Tre
Nhìn chung, chỉ xơ dừa Bến Tre ngày nay được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau nhưng chủ yếu chỉ xơ dừa được dùng để xe thành chỉ để dệt. Thường thì cơ sở nào cũng có từ 1, đến 2 chiếc máy đập vỏ dừa. Bình quan thì từ 4, 5 chiếc vỏ dừa khô sẽ sản xuất ra được 1kg sợ xơ dừa thành phẩm.
Hiện nay thảm xơ dừa Bến Tre phát triển rất là mạnh và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc,…Thế nên cuộc sống của người dân nơi đây ngày 1 phát triển mạnh.
3. Những dòng sản phẩm được làm từ xơ dừa Bến Tre đẹp lức mắt
Có thể thấy rằng, một trong những món đồ gỗ dừa Bến Tre được người tiêu dùng yêu thích hiện nay không thể không nhắc đến: bộ ấm chén gỗ dừa, đũa gỗ dừa, lộc bình gỗ dừa…Tuy nhiên những dòng sản phẩm thảm xơ dừa, mũ xơ dừa, túi xơ dừa….cũng là 1 trong những sản phẩm được nhiều người yêu thích hiện nay. Đây đều là 1 trong những dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa được nhiều người yêu thích và xuất ra nước ngoài.
4. Kết luận
Về với làng chỉ xơ dừa Bến Tre, du khách sẽ được trải nghiệm sự thú vị của người dân nơi đây về cách làm chỉ xơ dừa để sản xuất ra những tấm thảm xơ dừa, túi xơ dừa…đẹp mỹ mãn phục vụ cho cuộc sống ngày nay. Trong tương lai tới, hy vọng làng nghề chỉ xơ dừa Bến Tre sẽ phát triển và vươn xa hơn nữa để góp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu mạnh và văn minh.
Tổng hợp: Nguyễn Chiên