Hotline tư vấn

0899-189-455
ruou-lang-van

Về làng Vân tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền hàng trăm năm

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Làng Vân cách thành phố Bắc Ninh đúng một con sông, thế nhưng chưa cần qua sông đã có thể cảm nhận được mùi hương nồng nàn của các thùng bã rượu đặt dọc bờ đê.

Nơi đây hàng trăm năm nổi tiếng với nghệ thuật nấu rượu độc đáo mà ít nơi nào có được.

Hãy cùng Portfolio về làng Vân để tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền trong bài viết này nhé!

1. Lịch sử hàng trăm năm của nghệ thuật nấu rượu Làng Vân

Nhiều người dân ở đây cho biết, rượu làng Vân ra đời cách nay đã hơn 400 năm. “Tổ nghiệp” là bà Nghi Định mang nghề nấu rượu từ Trung Hoa về truyền dạy lại cho dân làng Vạn Vân.

Từ đó trong làng cũng hình thành cái lệ là cứ mùng 4 Tết Nguyên đán, mỗi nhà phải cử một người ra chùa Rộc uống máu ăn thề, nguyền phải giữ bí quyết nghề tổ, không được truyền cho người ngoài làng, kể cả con gái nữ nhân ngoại tộc.

Rượu làng Vân nức tiếng xa gần, được chọn để dâng tiến vua.

Về làng Vân tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền hàng trăm năm

Rượu làng Vân chẳng những tiếng tăm vang lừng khắp Kinh Bắc, mà còn được “vua biết mặt, chúa biết tên”, trong đó Bảo Đại – vị Hoàng đế An Nam cuối cùng ưa thích, ban cho bốn chữ Vân hương mỹ tửu.

Cho đến năm 1932, Berna – một nhà tư bản Pháp giàu có ở chính quốc lẫn thuộc địa “chạy” được giấy phép thành lập hãng rượu tại làng Vạn Vân.

Berna mời ông Nguyễn Lễ đứng ra đầu tư xây dựng một xưởng rượu hiện đại với 140 lò nấu, 72 bếp, chiêu mộ đến hơn 300 thợ lành nghề tại chỗ để sản xuất ra loại rượu mang nhãn hiệu Vân hương mỹ tửu.

Về làng Vân tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền hàng trăm năm

Ngày nay, rượu cổ truyền làng Vân được công nghiệp hóa với chất lượng đồng nhất, được đóng chai và có nhãn hiệu riêng. Những chai rượu làng Vân trải qua bao năm tháng nay đã có mặt trên tủ rượu của rất nhiều gia đình trong và ngoài nước.

2. Bí quyết làm nên nghệ thuật nấu rượu làng Vân

Ngày xưa người ta cho rằng rượu Vân đạt được đến độ “mỹ tửu” là bởi có nguồn nước sông Cầu, vốn ngọt và đặc biệt thích hợp với việc nấu rượu.

Nhưng kể từ khi sông Cầu ô nhiễm nặng nề do hóa chất thải ra từ các nhà máy trên Thái Nguyên đổ xuống, thì giả thuyết này đã bị loại trừ.

Về làng Vân tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền hàng trăm năm

Lại có một tin đồn khác là làng Vân có bí kíp nấu rượu đặc biệt. Kể cả người làng Vân cũng tin là vậy, cho nên từ xưa mới có tập tục chỉ truyền nghề nấu rượu làm men cho con trai và con dâu, để nghề bí truyền không bị lọt ra bên ngoài.

Hàng năm cả làng vẫn mở hội thề chỉ giữ nghề nấu rượu cho con cháu trong làng.

Về làng Vân tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền hàng trăm năm

Nhưng khi hỏi những “cao nhân” nấu rượu, các cô các bác đều cười ồ lên và bảo chẳng có bí quyết gì đâu, từ nhỏ đã theo bố mẹ nấu cho đến lớn thì thôi, chưa bao giờ các cụ bắt phải giấu cái này cái kia cả.

Người dân ở đây cho biết cái nghề nấu rượu cốt là phải khéo, sử dụng làm sao cho ít men mà vẫn ủ được rượu có chất lượng tốt nhất.

Trong quá trình nấu rượu thì phải vào men thật chuẩn, điều chỉnh nhiệt độ từng chút một. 

Về làng Vân tìm hiểu nghệ thuật nấu rượu gia truyền hàng trăm năm

Bên cạnh các làng nghề truyền thống trên cả nước, nghệ thuật nấu rượu Làng Vân đã góp phần làm cho truyền thống nấu rượu nói riêng, văn hóa ẩm thực nói chung của người Việt ngày càng thăng hoa.

Chuyên mục Văn hóa và mỹ nghệ sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả các làng nghề nổi tiếng.

Đừng quên theo dõi chuyên trang gotrangtri.vn để học hỏi những kinh nghiệm thiết kế nội thất hay nhé!

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada