(Gotrangtri.vn) Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều công trình kiến trúc được thiết kế theo phong cách kiến trúc Nhật Bản. Bạn có thể nhận ra, tu viện Khánh An thuộc quận 12 TP. Hồ Chí Minh là công trình theo phong cách kiến trúc Nhật Bản.
Tu viện này có lịch sử trăm năm và đã được trùng tu theo lối kiến trúc giống ngôi chùa Nhật Bản. Cùng Portfolio khám phá ngay nhé!
1. Lịch sử ra đời của Tu viện Khánh An
Tu viện Khánh An có tọa lạc tại phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Tu viện này ban đầu là ngôi chùa nhỏ do tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905. Thời ấy, 1 gia đình giàu có đã công đức cho sư thầy 6 hecta đất để xây dựng chùa. Chùa Khánh An khi đó nhỏ nằm giữa 2 làng An Lộc Đông và Hanh Phú.
Đây cũng chính là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia chống thực dân Pháp xâm lược. Và khi ấy, chùa đã bị nhiều lần thực dân Pháp đốt phá.
Vì bị chống phá nhiều lần, thế nên dấu tích của chùa lúc đó chỉ là am nhỏ dựng từ vật liệu bằng tre, nứa hay bằng gạch vữa sơ sài.
Năm 2006, chùa Khánh An đã được trùng tu lớn gần như xây dựng mới hoàn toàn và hoàn thiện như hiện nay vào năm 2016 và được đổi tên thành Tu viện Khánh An. Tu viện Khánh An là công trình kiến trúc việt nam được xây dựng uy nghiêm với 4 tầng đều bằng vật liệu từ gỗ và đá.
2. Phong cách kiến trúc của Tu viên Khánh An
Tu viện Khánh An là công trình kiến trúc mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á Đông theo phong cách kiến trúc Nhật Bản. Đặc biệt, lối lên chánh điện là những bậc thang bằng đá được trạm trổ hoa văn hình hoa sen vô cùng đẹp mắt.
Chánh điện của chùa được mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu đa phần làm bằng gỗ. Đây cũng chính là nơi tụng kinh, lễ bái, hay tọa thiền của các chư tăng phật tử.
Theo lời trụ trì tại chùa, khi mới được xây dựng mới thì nhà chùa trở về với trạng thái nguyên sơ, không trang trí các linh vật như rồng phụng bởi đây đều thuộc về nét văn hóa cung đình.
Và Tu viện Khánh An mang nhiều nét cũng như phong cách kiến trúc Nhật Bản. Nổi bật nhất chính là khu nhà tăng và khách đường với kết cấu bằng gỗ hay sơn màu giả gỗ mang những sắc thái màu đỏ đặc trưng của đất nước mặt trời mọc.
Về màu sắc thì chùa có 3 gam màu chủ đạo đó chính là: màu nâu của gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng chính là màu của những hoa văn tượng trưng cho chất liệu đồng.
Khu nhà tăng và khách với đường nổi bật màu đỏ rực, lồng đèn trang trí được treo khắp nơi cùng khoảng sân rộng rãi bao trọn những cây xanh được trông trong khuôn viên của chùa.
Trên nóc nhà tăng và khách đường chính là tòa tháp với màu đỏ và mái ngói lợp ít hình rồng phượng. Điểm thu hút ánh nhìn chính là chóp tháp có màu vàng cao vút trên nền trời. Đây chính là kiến trúc độc đáo thường thấy ở trong đền chùa Nhật Bản.
Xung quanh khuôn viên của chùa chính là những chiếc đèn lồng trang trí sáng tạo được làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản tại Tu viện Khánh An.
Và bao trọn dãy hành lang, nhà tăng, hay khu chánh điện…cũng đều được treo bằng các loại đèn lồng. Theo các sư vào những ngày rằm, giỗ Tổ hay các khóa tu thiền thì đèn lồng sẽ được thắp sáng khắp tu viện mang đến không gian đẹp về đêm.
Tu viện Khánh An – Mang đậm nét phong cách kiến trúc Nhật Bản còn là 1 điểm đến thu hút nhiều đoàn khách tới viếng thăm, chụp hình. Đặc biệt, nhà chùa thường xuyên tổ chức khóa tu, thiền nhằm đưa tinh thành phật học đến gần với đời sống của nhân dân.
Đừng quên đồng hành cùng gotrangtri.vn trong những bài viết tiếp theo nhé các bạn.
Theo Nguyễn Thị Chiên – Vnexpress