Hotline tư vấn

0899-189-455
tranh-dong-ho

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Tranh Đông Hồ có từ thời nhà Lê, là một trong những dòng tranh lâu đời nhất hiện nay. Dòng tranh này được phác họa dựa trên lịch sử, sự kiện, các hoạt động sinh hoạt của con người.

Những bức tranh đều hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình được làm từ những chất liệu hoàn toàn tự nhiên nên có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có.

Và trong bài viết này, mời bạn cùng Portfolio tìm hiểu về nét đẹp, nét văn hóa truyền thống được thể hiện 1 cách độc đáo và nhuần nhuyễn trong những bức tranh Đông Hồ.

1. Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian đặc sắc, đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người nghệ nhân tạo ra chúng. Tranh dân gian Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ thường được sử dụng trong các thiết kế nội thất. Loại tranh này do người dân làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh cuộc sống thường ngày của những người nông dân bình dị, chất phác với những phong tục, tập quán lâu đời đã trở thành truyền thống của người dân Việt. Chúng ta có thể tìm thấy những hình ảnh quen thuộc trong tranh này như những đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hay cả cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ,…

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Hình ảnh đàn gà trong tranh Đông Hồ (Ảnh Internet)

Với giá trị nghệ thuật đậm chất dân gian, dòng tranh này đã đi vào sử sách, thơ ca, đi vào tâm hồn của mỗi người dân đất Việt. Không chỉ có những đặc điểm riêng biệt về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh đông hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in – giấy điệp. Để làm ra loại giấy này, người ta nghiền nát vỏ con điệp – một loại sò vỏ mỏng ở biển và trộn với hồ (được nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp, hoặc bột sắn) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen, màu xanh, màu vàng hay màu đỏ,… Đây đều là những gam màu cơ bản, không pha trộn nên mọi người sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, tinh tế trong mỗi bức tranh. Và thông thường, tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Vỏ điệp dùng để làm bột trộn với hồ làm bóng tranh Đông Hồ (Ảnh Internet)

Để hoàn thành một bức tranh, người nghệ nhân phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét lớp bột điệp lên rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp. Khi in tranh cũng phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi. Cứ như thế, từng lớp tranh dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh các hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân nơi đây.

Trước kia tranh Đông Hồ được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. Người dân nông thôn mua khung tranh gỗ Đông Hồ về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ và thay bằng những bức tranh mới. Thời kì cực thịnh của làng tranh là vào khoảng cuối thế kỉ 19 đến những năm 40 của thế kỉ 20. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Và cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp,…

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Làm tranh Đông Hồ rất cầu kỳ và phức tạp (Ảnh Internet)

Sở dĩ tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và sự cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách nước ngoài bởi những đề tài trên tranh phản ánh chân thực, sinh động và đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị cũng như nét văn hóa truyền thống của người Việt. Cứ bóc tách từng lớp hiện trên mỗi bức tranh cũng đủ cho chúng ta thấy vốn liếng văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng tới chừng nào.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Nét văn hóa được thể hiện trong những bức tranh Đông Hồ (Ảnh Internet)

2. Tranh Đông Hồ – Nguy cơ bị mai một và thất truyền

Trong thời buổi kinh tế thị trường cùng với những trào lưu du nhập từ nước ngoài, nguy cơ biến mất của các làng nghề truyền thống đang ngày càng hiện hữu. Và làng tranh dân gian Đông Hồ cũng không tránh khỏi sức ép đó. Dần dà, tranh không còn mang tính “thuần Việt” như thời xưa mà đang dần bị “thương mại hoá”. Chúng không còn màu sắc thắm như những bức tranh cổ ngày xưa bởi vì người ta trộn màu trắng vào điệp quét khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên “bình thường”. Màu sắc sử dụng cũng chuyển sang các loại màu công nghiệp giá rẻ và dễ kiếm. Các bản khắc cũng không còn được tinh tế, được chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết như bản cổ nữa.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Tranh Đông Hồ “Đàn lợn” (Ảnh Internet)

Ngày nay, đến với chợ tranh Đông Hồ, người ta cũng chẳng còn được thấy cảnh tấp nập bán mua, cũng không còn cảnh người người, nhà nhà treo tranh trong không gian sống của mình bên những món đồ nội thất như bàn thờ, bàn trà đẹp, trường kỷ,… mỗi dịp Tết đến xuân về như ngày xưa. Chính bởi thú vui chơi tranh đang dần mất đi, tranh làm ra không có người mua, nên nghề làm tranh tại làng Đông Hồ cứ thế mà mai một dần cùng với những tinh hóa văn hóa truyền thống mà nó mang trong mình.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Bức tranh Đông Hồ “Đám cưới chuột” (Ảnh Internet)

Và cho đến nay chỉ còn hai dòng họ vẫn giữ được nghề truyền thống là dòng họ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Tuy nhiên, dù có sự tâm huyết của các nghệ nhân cùng nhiều dự án khôi phục lại làng nghề, triển khai du lịch làng nghề truyền thống nhưng làng tranh Đông Hồ vẫn chỉ đang tồn tại ở mức độ hời hợt, chưa thực sự được quan tâm đầu tư để phát triển.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Bức tranh Đông Hồ “Trưng nữa đại vương” (Ảnh Internet)

Phải chăng tranh Đông Hồ giữ được nguyên vẹn sắc thái tự nhiên chỉ có thể thấy ở Viện bảo tàng và các sưu tập từ xa xưa?

3. Tranh Đông Hồ – Ước vọng hồi sinh

Làm thế nào để hồi sinh lại thời kỳ huy hoàng của tranh Đông Hồ, hồi sinh lại những nét đẹp trong truyền thống. Văn hóa dân gian của người Việt là câu hỏi đặt ra trong thời hiện đại. Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ giai đoạn 2014 – 2020, định hướng đến 2030” được phê duyệt. Nhằm khẳng định, gìn giữ và phát huy giá trị nổi bật của tranh Đông Hồ. Bên cạnh đó, quảng bá, giới thiệu tranh Đông Hồ ra thế giới. Tiến hành việc hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Tranh Đông Hồ “Hứng dừa” (Ảnh Internet)

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản tranh truyền thống, dự báo những tác động tiêu cực và từ đó có những biện pháp, hành động kịp thời, hiệu quả ngăn chặn tác động tiêu cực gây ảnh hưởng làm mai một dòng tranh này. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh các tour du làng Đông Hồ và đẩy mạnh hoạt động quảng bá tranh dân gian tới trường học, thị trường quốc tế.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Bức tranh Đông Hồ chủ đề đàn gà (Ảnh Internet)

Với những cố gắng của chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh cũng như nhiều tổ chức bảo tồn văn hóa Việt Nam. Ngỡ dòng tranh dân gian này sẽ quay về thời kỳ hưng thịnh. Nhưng đã 4 năm trôi qua, dự án vẫn ì ạch được thực hiện và người làm nghề như cụ Chế, cụ Sam và những con người yêu nghề, yêu cái nét tinh hoa thể hiện trong mỗi bức tranh cũng chỉ biết hi vọng một ngày không xa, làng tranh Đông Hồ lại tấp nập, rộn ràng như xưa.

Tranh Đông Hồ – Hồi sinh tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Bức tranh Đông Hồ “Đấu vật” (Ảnh Internet)

Còn bạn, bạn suy nghĩ như thế nào về vẻ đẹp văn hóa trong những bức tranh dân gian. Hãy chia sẻ với chúng tôi và các độc giả khác của kênh gotrangtri.vn bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề văn hóa và thủ công mỹ nghệ và xu hướng thiết kế nội thất nhà ở tiếp theo nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

 

 

Xem thêm

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cửa hàng 1: 137 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Tp Hà Nội

Cửa hàng 2: 85 Nguyễn Ngọc Vũ, Q.Cầu Giấy, Tp Hà Nội

Xưởng SX: KCN Phú Minh, Bắc Từ Liêm, HN

Cửa hàng 3: 86C Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Q. Gò Vấp, Tp HCM

Cửa hàng 4: 522 Cộng Hòa, Phường 13, Q. Tân Bình, Tp HCM

Xưởng SX: 135A Thạnh Xuân 52, Q12, Tp HCM

Hotline: 0899-189-455

Gmail: gotrangtri.vn@gmail.com

Bạn có thể tham khảo:

  • dân tộc
  • là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
  • may mắn
  • một nét đẹp văn hóa
  • tranh dân gian đông hồ có
  • từ làng đông hồ xã song hồ huyện thuận thành tỉnh bắc ninh
  • đủ vinh hoa phú quý

 

Lê Kiều Oanh – Nguồn tham khảo: Designs.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada