(Gotrangtri.vn) Bê tông, mái ngói, gạch ốp… là những vật liệu phổ biến trong xây dựng nhà ở hiện nay.
Tuy nhiên, nhựa tái chế, cỏ rơm, hay gỗ thông…lại là dòng vật liệu bền vững giúp ngôi nhà bạn thân thiện với môi trường sống.
Vậy vật liệu bền vững có tác dụng thế nào trong thiết kế, xây dựng nhà ở? Hãy cùng Portfolio tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây nhé!
I. Vật liệu bền vững là gì?
Vật liệu bền vững là những chất liệu dùng trong thiết kế nội thất sản xuất không gây tác hại đến môi trường sống trong quá trình sản xuất và thi công, đặc biệt chúng sẽ giúp tăng tuổi thọ của con người và đảm bảo sức khỏe tốt cho mọi người.
Tính bền vững cũng là khái niệm được nhắc đến với mật độ khá dày trong những năm trở lại đây.
Việc sử dụng những vật liệu bền vững thân thiện với môi trường đang là xu hướng chung của các ngành xây dựng và tính bền vững trong thiết kế. Vì thế, những dòng vật liệu bền vững rẻ tiền ít được nhiều người quan tâm hơn.
II. Các vật liệu bền vững thân thiện với môi trường
1. Vật liệu bền vững: Cây gai dầu
Cây gai dầu được xem là 1 trong những dòng vật liệu tự nhiên mang tính cách nhiệt rất tốt.
Đồng thời, cây gai dầu có khả năng chống thấm khá tốt. Và để sử dụng cây gai dầu qua xử lý và trộn với vôi để làm những tấm ốp tường theo từng mô đun với kích thước cố định hoặc làm thiết bị nội thất.
Bên cạnh đó, vật liệu gai dầu đòi hỏi rất ít lượng nước cũng giống như 1 số sản phẩm hóa học khác. Chính điều này đã giảm phần lớn lượng khí thải trong quá trình sản xuất chất liệu.
2. Vật liệu bền vững: Nút bần
Nút bần là một trong những dòng nguyên liệu tự nhiên hiện nay khá nổi tiếng bởi những giải pháp tối ưu, tích cực cho môi trường sống hiện nay.
Nút bần được sản xuất bằng cách tước vỏ những cây gỗ sồi rồi sau đó được nén dưới áp suất và nung nóng để trở thành 1 trong những sản phẩm hoàn thiện.
Bên cạnh đó, nút bần còn là 1 trong những dòng vật liệu mang tính bền vững không thấm nước, chịu lửa tốt, cách điện cũng khá tốt.
3. Vật liệu bền vững: Nhựa tái chế
Và vật liệu thân thiện với thiên nhiên mà người ta đã phát hiện ra đó chính là nhựa tái chế được hòa chung với bê tông để giảm đi trọng lượng tổng thể của vật liệu trong khi vẫn giữ nguyên được độ bền của chúng.
Chính việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu thiết kế vô hình chung đã giảm tải được những gánh nặng cho những bãi xử lý rác. Đồng thời, chúng phát huy vai trò sức mạnh tiềm tàng là ngăn ngừa tình trạng tồn đọng rác thải đang gây nhức nhối hiện nay.
4. Vật liệu bền vững: Cỏ rơm
Rơm chính là 1 trong những dòng vật liệu bền tính vững lâu đời nhất từng được biết đến.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây rơm đã dần trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt trong phong cách Scandinavia đến từ miền Bắc Âu. Sở dĩ, rơm và hoa cỏ khô đang được hồi sinh trong ngành công nghiệp vật liệu bền vững vì khả năng cách nhiệt cũng dễ dàng thu hoạch và đặc biệt khả năng phân hủy của chúng tốt.
5. Vật liệu xây dựng: Bụi thép
Dòng vật liệu tính bền vững thứ 5 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến độc giả đó chính là bụi thép. Đây là dòng vật liệu khá mới trong thế giới vật liệu nội thất.
Nói đến công năng thì bụi thép có thể nén cũng như tạo được những khối bê tông thực thụ và chắc chắn. Chính độ linh hoạt của bụi thép cao hơn rất nhiều so với bê tông tiêu chuẩn.
Và chúng có khả năng chống lại địa chấn của động đất hay ở dạng khô chúng có thể hấp thụ được những chất độc các cacbon dioxide, hay triệt tiêu đi một lượng đáng kể khí thải ô nhiễm cho môi trường sống.
6. Vật liệu thân thiện với môi trường: Len
Len cũng là 1 trong những dòng vật liệu có tính bền vững cao vì đây là chất liệu cách nhiệt trong ngành xây dựng.
Khi thêm len và polymer tự nhiên trong rong biển vào gạch chúng sẽ tăng được độ cứng cho gạch lên tới 37% và giảm thiểu được những hóa chất không cần thiết khi sản xuất 1 viên gạch thông thường.
Bên cạnh đó, gạch khi được thêm tính chất của len sẽ có khả năng chịu lạnh và chịu ẩm khá tốt đấy nhé!
7. Vật liệu kết cấu bền vững: Tro
Tro chính là sản phẩm được tạo ra từ than đốt. Đây được xem như là giải pháp hữu hiệu thay cho xi măng truyền thống.
Trong tương lai, nếu có thể tận dụng tốt dòng vật liệu kết cấu bền vững này, chúng ta sẽ tạo ra được 1 loại bê tông với 97% nguyên liệu tái chế. Từ đó, cắt giảm được lượng chi phí cũng như chất thải đáng kể thải ra môi trường.
Việc bổ sung tro vào hỗn hợp vật liệu sẽ giúp tăng được độ bền vững, giảm độ thẩm thấu cho bê tông. Từ đó, tạo nên 1 vật liệu rất bền vững phù hợp với xu hướng bảo vệ hệ sinh thái hiện nay.
8. Vật liệu từ tự nhiên: Bắp
Được sử dụng trong 1 công trình mang tên là Ecological Pavilion của công ty St Andre-Lang Architectes.
Những loài thực vật xanh phổ biến này được phủ kín những bức tường và hoạt động như 1 lớp cách nhiệt thực thụ.
Đây có thể chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất. Thế nhưng chúng đã chứng minh được khả năng sử dụng vật liệu thay thế mang tính bền vững trong ngành công nghiệp hiện nay.
9. Vật liệu kim loại: Đồng và đồng điếu
Đồng chính là hợp kim quá nổi tiếng với lớp vỏ màu xanh lục khi phát triển trên bề mặt. Nó cần đến 30 năm trong 1 môi trường sạch sẽ hoặc ít nhất là 5 năm gần khu công nghiệp.
Lớp phong hóa màu xanh lục nhạt chính là do đồng carbonate và đồng sunfat đã bị oxy hóa tạo và tạo nên một lớp bảo vệ. Khi đồng bị ôxi hóa tạo thành 1 lớp vỏ màu xanh lá cây và cuối cùng với các lớp màu đồng trở nên phong phú.
Có thể thấy gỗ thông là dòng gỗ có màu xám xanh nhạt. Bề mặt gỗ đã bị lão hóa 1 cách tự nhiên và khá duyên dáng khi tiếp xúc với những yếu tố bên ngoài. Và bạn có thể kiểm soát điều này bằng phủ lớp dầu bảo vệ để làm gỗ có khả năng chống tia cực tím.
Mặc dù trên đây không phải là tất cả các dòng vật liệu bền vững thân thiện với môi trường.
Nhưng qua đây, dòng vật liệu có tính bền vững sẽ giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về 1 số lựa chọn thông dụng trên thị trường hiện nay.
Và bạn có thể tìm hiểu tất cả những dòng vật liệu khác để có thể tạo dựng lên ngôi nhà thân thiện với môi trường cho mình nhé!
Hãy tiếp tục theo dõi gotrangtri.vn để cập nhật những nhiều vật liệu mới khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé.
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet