Hotline tư vấn

0899-189-455
phong-cach-dong-duong-27

Tìm hiểu: Phong cách Đông Dương là gì? Đặc điểm phong cách Đông Dương

Chuyên mục: Blog


(Gotrangtri.vn) Hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương đều phải trải qua 1 thời gian khá dài. Thế nhưng, những nét đẹp của công trình kiến trúc theo phong cách thiết kế Đông Dương lại luôn có sự tinh tế, sắc nét và giá trị khác biệt so với những công trình theo phong cách hiện đại tại Việt Nam.

Nhưng để hiểu rõ về đặc điểm phong cách Đông Dương cũng như khái niệm phong cách thiết kế Đông Dương là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu: Phong cách Đông Dương là gì? Đặc điểm phong cách Đông Dương (Ảnh: Internet)

Không gian nội thất mang đậm dấu ấn Đông Dương (Ảnh: Internet)

1. Đôi điều về phong cách kiến trúc Đông Dương

1.1. Phong cách Đông Dương là gì?

Phong cách Đông Dương chính là sự hòa quyện nhịp nhàng với nhau giữa phong cách tân cổ điển của Pháp và bản sắc của Việt Nam. Có thể nói, phong cách này đại diện cho sự hòa trộn tinh tế, đặc sắc giữa 2 nên văn hóa Đông – Tây với những điểm khác biệt rõ rệt. Nhằm tạo nên 1 phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật qua sự tinh hoa, và bề dày lịch sử.

1.2. Sự xuất hiện của phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách kiến trúc Đông Dương chính là tên gọi sáng tạo của KTS người Pháp. Kiến trúc này đã góp phần trong việc tôn vinh nét đẹp nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Mặc dù phong cách này còn khá nhiều điểm chiết trung, pha trộn. Nhưng nó chính là nguồn gốc để khích lệ KTS Việt Nam, sinh viên mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đồng hành trên bước đường nghệ thuật dân tộc.

Phong cách kiến trúc Đông Dương chính là những công trình có nguồn gốc từ nước Pháp du nhập vào Việt Nam. Sau 1 thời gian thì nó có những bất cập vì khí hậu nóng ẩm, gió mạnh, mưa nhiều….hay tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ, cảnh quan Việt Nam. Vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, do ảnh hưởng của nước Pháp tại Việt Nam giảm sút. Nên để lấy lòng dân và thân thiện với Việt Nam, các KTS Pháp giảng dạy trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm phương án thiết kế nhà ở phong cách Đông Dương, công trình thân thiện với Việt Nam, để lấy lòng dân Việt.

2. Đặc điểm phong cách Đông Dương

2.1. Màu sắc

Tông màu vàng hay sử dụng trong nội thất Đông Dương (Ảnh: Internet)

Tông màu vàng hay sử dụng trong nội thất Đông Dương (Ảnh: Internet)

Phong cách Đông Dương hay sử dụng những gam màu trung tính, vàng kem, vàng nhạt, trắng nhằm tạo ra cảm giác tươi mát và phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Hầu hết không gian nội thất chính là sự kết hợp hài hòa giữa gam màu trung tính và màu sắc của gỗ, đồ mây tre để tạo được nét đặc trưng của phong cách Á Đông.

Bên cạnh đó, một số không gian kiến trúc sẽ sử dụng những sắc màu nhiệt đới ấm, nóng để tạo được cảm giác mạnh: màu vàng cam, màu đỏ, màu tím…

2.2. Vật liệu sử dụng

– Chất liệu gỗ

Đặc điểm phong cách Đông Dương còn được thể hiện qua chất liệu gỗ. Bởi gỗ mang đến cảm giác mềm mại, bền chắc, và tạo được sự sang trọng, ấm áp và ưa chuộng hầu hết trong các thiết kế. Gỗ chính là nguyên liệu chính xuất hiện hầu hết các công trình xây dựng: hệ khung kết cấu, console của mái, lát sàn, ốp trần, hệ thống cửa, đồ vật trang trí, tượng tròn, phù điêu…

– Chất liệu tre

Chất liệu tre trong nội thất (Ảnh: Internet)

Chất liệu tre trong nội thất (Ảnh: Internet)

Đặc điểm phong cách Đông Dương phải kể đến đó chính là nguyên liệu tre. Vì tre có khả năng chống được sự xâm phạm của mối mọt, mang độ dẻo và độ bền khá cao. Hơn nữa, trong phong cách Đông Dương, tre còn được dùng để làm những trang thiết bị, tấm vách ngăn, đồ trang trí……vì dễ tạo được những khung hình mềm mại, đẹp mắt.

– Gạch bông, gạch nung

Gạch bông, gạch nung (Ảnh: Internet)

Gạch bông, gạch nung (Ảnh: Internet)

Nói đến gạch bông, gạch nung thì đây cũng là dòng vật liệu hay sử dụng trong thiết kế Đông Dương. Với ưu điểm mang đến sự sang trọng, tinh tế và tạo được tính nghệ thuật cao cho công trình. Nên dòng gạch này thường dùng dể lát nền, ốp tường nhà bếp. Đây chính là đặc điểm phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất.

2.3. Hoa văn họa tiết

Xét đến yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam thì nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất qua những họa tiết hoa văn, hoặc tạo ra những nét rất đặc trưng trong thiết kế Đông Dương. Với hoa văn, họa tiết được tái hiện từ thời Đông Sơn, với đường nét kỷ hà, đơn giản được cách điệu từ hoa lá. Chúng được thể hiện vô cùng tỉ mỉ, chi tiết từ thời An Nam. Hoa văn, họa tiết sẽ được tổng hợp lại, và cách điệu thêm từ những hình ảnh khác như: hình chữ nhật, hình cây, hình kỉ hà, hình hoa lá, tĩnh vật….với những đường nét sắc xảo, tinh tế hơn. Đây hầu như đều là những hoa văn hay được ứng dụng cho những chi tiết sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, vách ngăn, thiết bị nội thất….Chúng luôn mang đến giá trị nghệ thuật cao.

– Họa tiết Kỉ Hà

Họa tiết kỷ hà (Ảnh: Internet)

Họa tiết kỷ hà (Ảnh: Internet)

Đây là dòng họa tiết mắc lưới hình thoi với kích thước dài ngắn khác nhau. Cạnh thẳng nhưng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác như giống vảy trên của mai con rùa. Những họa tiết mắc lưới không đều. Những họa tiết mắc lưới hình tam giác, hình chữ nhân….hay được ứng dụng trong những đồ vật trang trí 1 cách khá hài hòa.

– Họa tiết hình chữ nhật

Họa tiết hình chữ nhật (Ảnh: Internet)

Họa tiết hình chữ nhật (Ảnh: Internet)

Đây là những họa tiết bao gồm chữ Hán: Thọ, Hỷ, Phúc, Lộc chúng đều được cách điệu vô cùng giản đơn, gắn liền với những đường kỷ hà, và đan xen chồng lớp với nhau. Chúng nằm gọn trong 1 ô vuông, hoặc tự do theo nét. 

– Họa tiết tĩnh vật

Họa tiết tĩnh vật (Ảnh: Internet)

Họa tiết tĩnh vật (Ảnh: Internet)

  • Trái châu: chính là trái thường xuất hiện trên nóc đền chùa. Họa tiết là gồm trái châu và 2 con rồng được cách điệu ở 2 đầu góc mái.
  • Bát bửu: Nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy bao gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, cây sao, bút, phất trần.

– Họa tiết hoa lá, quả, dây lá

Đặc điểm phong cách Đông Dương còn đươc nhận biết qua những họa tiết hoa lá, quả, dây lá. Đây là họa tiết biểu trưng cho 4 mùa “Tứ quý” bao gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen.

– Họa tiết hình thú

Đây là họa tiết được cách điệu từ những con vật theo những quan niệm của người Việt cổ. Chúng sẽ đem lại những điều tốt lành, may mắn. Họa tiết hình thú này sẽ không đứng riêng rẽ mà chúng sẽ được kết hợp thêm những họa tiết hình chữ, kỷ hà, hồi văn. Họa tiết tứ linh: Long, lân, quy, phượng, hay họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử…

3. Phong cách Đông Dương nổi bật với những chi tiết đặc biệt

3.1. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam

Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam (Ảnh: Internet)

Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam (Ảnh: Internet)

Đặc điểm phong cách Đông Dương còn thể hiện qua những hình phù điêu, tượng tròn gắn liền với truyền thống Việt nam:

  • Tượng phật: Đây chính là biểu tượng của tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên.
  • Con giống, con rối: là những biểu tượng của dân gian
  • Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng là những con vật mang đến nhiều may mắn, an lành.
  • Hoa sen: Đây là biểu tượng có từ thời lý, biểu trưng cho sự trong sạch, thuần khiết, thanh tịnh của Phật giáo
  • Hoa cúc: Tương trưng cho sự bình dị, thanh cao, kín đáo và rất lâu bền.
  • Bồ đề: cây Bồ đề sẽ biểu trưng cho chính sự đại giác của Đức Phật.

3.2. Phù điêu tượng tròn Chămpa

Phù điêu tượng tròn Chămpa (Ảnh: Internet)

Phù điêu tượng tròn Chămpa (Ảnh: Internet)

3.3. Trang thiết bị

Đồ gỗ chạm khắc (Ảnh: Internet)

Đồ gỗ chạm khắc (Ảnh: Internet)

Theo phong cách thiết kế Đông Dương, hầu hết những trang thiết bị chính là sự tác động của những sắc thái, văn hóa bản địa lên phong cách sống của người dân Pháp: bình phong, sập gụ, phản…

4. Tổng hợp hình ảnh kiến trúc đẹp theo phong cách Đông Dương

4.1. Phong cách Đông Dương: Nhà ở

Phòng khách bố trí đơn giản với nội thất gỗ (Ảnh: Londonfoodie)

Phòng khách bố trí đơn giản với nội thất gỗ (Ảnh: Londonfoodie)

Lồng đèn là chi tiết tạo điểm nhấn trong phong cách Đông Dương (Ảnh: Internet)

Lồng đèn là chi tiết tạo điểm nhấn trong phong cách Đông Dương (Ảnh: Internet)

Chút âm hưởng “dân gian đương đại” toát lên đồ gỗ nội thất (Ảnh: Internet)

Chút âm hưởng “dân gian đương đại” toát lên đồ gỗ nội thất (Ảnh: Internet)

Nét đẹp hài hòa đến từ kết cấu, chất liệu, hay chi tiết trang trí (Ảnh: Apartmenttherapy)

Nét đẹp hài hòa đến từ kết cấu, chất liệu, hay chi tiết trang trí (Ảnh: Apartmenttherapy)

Sự kết hợp hài hòa nguyên vật liệu, màu sắc, và ánh sáng mang đâm chất Đông Dương (Ảnh: Londonfoodie)

Sự kết hợp hài hòa nguyên vật liệu, màu sắc, và ánh sáng mang đâm chất Đông Dương (Ảnh: Londonfoodie)

Phong cách Đông Dương được tạo lên từ nét đẹp cổ điển, hệ rèm trắng (Ảnh: Internet)

Phong cách Đông Dương được tạo lên từ nét đẹp cổ điển, hệ rèm trắng (Ảnh: Internet)

Sự kết hợp động điệu giữa những họa tiết hoa văn, với sắc màu trắng, vàng nhạt (Ảnh: Danangtourism)

Sự kết hợp động điệu giữa những họa tiết hoa văn, với sắc màu trắng, vàng nhạt (Ảnh: Danangtourism)

Nét kiến trúc Đông Dương được thiết kế tại khu vực thờ (Ảnh: Internet)

Nét kiến trúc Đông Dương được thiết kế tại khu vực thờ (Ảnh: Internet)

4.2. Phong cách Đông Dương: Quán cafe

Canteen House là một quán cà phê thiết kế theo phong cách Đông Dương (Ảnh: Internet)

Canteen House là một quán cà phê thiết kế theo phong cách Đông Dương (Ảnh: Internet)

Phòng trà nhạc sống (Ảnh: Internet)

Phòng trà nhạc sống (Ảnh: Internet)

Ngoài ban công (Ảnh: Internet)

Ngoài ban công (Ảnh: Internet)

Nội thất đều sử dụng chất liệu gỗ, sàn lát gạch bông (Ảnh: Internet)

Nội thất đều sử dụng chất liệu gỗ, sàn lát gạch bông (Ảnh: Internet)

Mặt tiền quán cafe (Ảnh: Internet)

Mặt tiền quán cafe (Ảnh: Internet)

Cầu thang lát gạch bông (Ảnh: Internet)

Cầu thang lát gạch bông (Ảnh: Internet)

5. Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng độc giả hiểu rõ hơn về khái niệm phong cách Đông Dương là gì? Đặc điểm đặc trưng của phong cách Đông Dương hiện nay rồi phải không nào? Và đâu đó, bạn sẽ bắt gặp những phong cách Đông Dương trên những con phố cổ, Hội An hay ở Huế. Nó vẫn ẩn mình trong những nét đẹp xưa cũ, đơn giản, nhưng say đắm lòng người. 

Và hãy luôn đồng hành cùng gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết độc đáo từ phong cách thiết kế nội thất nhé.

Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada