(Gotrangtri.vn) Phong cách tối giản Minimalism chính là 1 phong cách thể hiện được những khuynh hướng đa dạng trong nghệ thuật, nhất là nghệ thuật thị giác và âm nhạc.
Và đúng như tên gọi của nó, phong cách tối giản chắc chắn không mang tính xa hoa, lộng lẫy nhưng nó cũng không phải là phong cách thiếu hụt trong thiết kế. Để hiểu rõ hơn về phong cách tối giản trong nội thất thì hãy tìm độc bài viết dưới đây nhé.
1. Phong cách tối giản là gì?
1.1. Khái niệm
Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nghĩa là việc bài trí những đồ đạc trong ngôi nhà càng ít đồ đạc, gọn nhẹ và chi tiết thì càng tốt. Những yếu tố đặc trưng cho phong cách đơn giản này là chú ý đến hình dạng, vật liệu, màu sắc, ánh sáng. Và việc phân chia những không gian thành các phòng, đồ nội thất, hay vách ngăn bằng kính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và thiết kế nội thất phong cách tối giản sẽ được chú trọng vào những hình học sắc nét, bất đối xứng.
1.2. Thời gian xuất hiện
Phong cách Minimalism xuất phát từ nghệ thuật phương Tây sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Phong cách này thể hiện rõ nét nhất ở trong nghệ thuật thị giác với những tác phẩm hội họa của Mark Rothko.
Và khái niệm “Minimalism ” đã dần dần được mở rộng đều ra nhằm bao hàm tất cả những khuynh hướng ở trong âm nhạc mà đặc điểm đó chính là sự lặp lại, điển hình của những tác phẩm của Terry Riley, Philip Glass, Steve Reich.
Phong cách tối giản có nguồn gốc từ sự thuần khiết, cô đọng theo chủ nghĩa hiện đại và kết hợp với chủ nghĩa hậu hiện đại. Hiện nay, phong cách Minimalism được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực khác nhau: từ âm nhạc, thời trang, cho đến thiết kế nội thất, kiến trúc.
2. Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất tối giản
Nếu bạn là người yêu thích lối sống tối giản, giản đơn, gọn nhẹ thì việc tự tay tạo cho mình 1 không gian tối giản sẽ trở thành niềm yêu thích, và hạnh phúc. Và phong cách tối giản trong nội thất được thiết kế dựa theo những yếu tố, nguyên tắc dưới đây:
2.1. Xét về không gian
Xét đến sự tổng thể, 1 không gian được coi là phong cách tối giản, tối thiểu khi thỏa mãn được những chi tiết xuyên suốt, và giản đơn. Xuyên suốt về mặt thị giác, giao thông. Nhưng giản lược về mặt chi tiết, cùng hình kỉ hà.
Đối với không gian tối giản, hầu hết mọi yếu tố đều phải được gói gọn trong sự gọn gàng, tối giản. Hầu hết những vách kính lớn với chiều cao thông thủy mạnh mẽ sẽ mang đến hiệu quả thu hút về cảm giác trong không gian. Với những chi tiết dư thừa như phong cách: Phục Hưng, Tân Cổ Điển sẽ phải được loại bớt đi. Thay vào đó chính là những khối hình học đơn giản, nội thất phải cực kỳ giản đơn với những đường nét gọn gàng, tiện ích và thoải mái về mặt công năng.
2.2. Màu sắc
Màu sắc được sử dụng trong phong cách tối giản hầu như không có nhiều. Thế nên, thường trong Minimalism người ta sử dụng không quá 4 gam màu. Và hợp lý nhất là 3 màu với tỷ lệ hòa trộn là 60 – 30 – 10. 60% là gam màu chủ đạo, 30% gam màu trung tính, 10% chính là gam màu nhấn. Gam màu nhẹ nhàng luôn song hành cùng sự tối giản từ đường nét cho đến không gian. Vì thế phong cách tối giản đại diện cho sự trang nhã, linh hoạt.
Đối với phong cách này, màu trắng chính là tông màu chủ đạo, gam màu be dịu chính là nhân tố chuyển tiếp. Và tông màu nâu là chính sắc màu nhấn để giúp không gian đó không bị đơn điệu, mà vẫn hiện đại, trẻ trung. Tường nhà thì bạn có thể sơn theo sở thích của mình. Thế nhưng, ở phong cách tối giản thì người ta hay sử dụng màu sắc nguyên bản từ vật liệu bê tông, thép, đá….Đây chính là sự hoàn hảo cho 1 không gian theo phong cách Minimalist.
Những bức tường gạch, sàn bê tông luôn được mài nhẵn để mang đến cảm giác chắc nặng cho không gian. Thế nhưng, việc gia công bề mặt cho chúng phải cực kỳ tốt, đặc biệt là khâu chống thấm. Màu tự nhiên của bê tông chính là sự lựa chọn tốt cho không gian minimalist.
2.3. Vấn đề ánh sáng
Trong phong cách tối giản việc sử dụng những màu sắc rất là hạn chế. Thế nên, ánh sáng trong phong cách Minimalism là nhân tố khá là quan trọng để có thể tạo được hiệu ứng thẩm mỹ và thị giác. Việc sử dụng nguồn ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên khá là quan trọng nhằm nhấn mạnh những nơi quan trọng, tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao. Nhờ đó sẽ tôn lên được vẻ đẹp của hình khối, hay những thành phần kiến trúc khác.
Nguồn ánh sáng tự nhiên thì được lọc qua những bộ rèm cửa, hay bình phong chắn, xuyên qua những tán cây bên ngoài 1 cách có chủ đích. Khi ánh sáng len lỏi vào không gian trong nhà sẽ đạt đến tính thẩm mỹ, và hiệu quả chiếu sáng.
Còn đối với nguồn sáng nhân tạo thì việc chọn lọc 1 cách cẩn thận sẽ nhấn mạnh được những hình dạng, cấu trúc của những thành phần trang trí. Thế nên, việc đưa ánh sáng vào trong không gian tối giản gián tiếp qua hệ thống khe hở, hoặc phản xạ, xuyên qua vách ngăn mờ cửa giấy của Nhật. Đây là thứ ánh sáng không quá gay gắt, nhưng nó chuyển sự đều đặn trên bề mặt của diện tiếp xúc và tại điểm giao giữa sáng và tối. Và luôn nhớ, phong cách tối giản không có nghĩa là phải tiết kiệm mà là sự chắt chiu ánh sáng trở nên quý giá hơn.
2.4. Vật liệu
Cũng giống như những phong cách thiết kế nội thất khác, vật liệu trong phong cách tối giản trong nội thất thì được sử dụng khá đa dạng và theo sở thích cá nhân của từng người. Và hãy lưu ý đến vấn đề thi công và chất cảm của bề mặt.
Đối với bề mặt tông trần, cốp pha gỗ, hoặc đơn cử là tre chính là chất liệu đơn giản. Với bề mặt gỗ tự nhiên khi được xẻ ra trong đúng thời kỳ mà thân gỗ mang độ ẩm đủ, được đánh dầu thủ công thì nó sẽ cho lên màu khá đẹp. Hay là bề mặt đá nhám, gồ ghề sẽ mang đến những tiết diện khá là tuyệt vời đấy nhé.
2.5. Vật dụng nội thất
Chính tiêu chí mang tính tổng thể của phong cách tối giản trong nội thất. Thì sự giản đơn sẽ được thể hiện qua việc tạo hình của những vật dụng nội thất. Hầu hết, những đồ nội thất trong không gian đều cần sự tiết giảm tối đa về những chi tiết.
Những yếu tố ngang bằng, sắc cạnh được sử dụng phổ biến để mang đến 1 không gian trang nhã, nhẹ nhàng, nhưng đầy tính hiện đại. Những vật dụng này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, sinh hoạt mà bên cạnh đó là những thành phần trang trí cho nội thất bên trong.
3. Tham khảo một số không gian phong cách tối giản nổi bật
3.1. Phong cách tối giản với gam màu đối lập
3.2. Phong cách tối giản với đồ nội thất
3.3. Phong cách tối giản với đồ trang trí
4. Kết bài
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc đã hiểu biết hơn và phong cách tối giản là gì? Và nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất tối giản rồi phải không nào? Và nếu bạn yêu thích những gì giản đơn, gọn gàng, ngăn nắp. Và những đường nét đơn giản trong kiến trúc thì phong cách tối giản trong nội thất sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn đấy.
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet