(Gotrangtri.vn) Ở vùng đất Đông Anh tài hoa, có một làng nghề mỹ nghệ điêu khắc gỗ rất nổi tiếng từ thời Nguyễn đến nay, đó là làng nghề Thiết Úng. Nơi đây nổi tiếng trong và ngoài nước với những sản phẩm bền đẹp và tinh xảo.
Hãy cùng Portfolio khám phá nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo của làng nghề Thiết Úng nhé!
1. Nghệ thuật chạm khắc gỗ làng nghề mỹ nghệ Thiết Úng: lịch sử lâu đời
Làng Thiết Úng được hình thành từ thời Hai Bà Trưng. Từ xa xưa, bên cạnh nghề làm nông, nơi đây đã phát triển nghề mỹ nghệ điêu khắc gỗ ở quy mô nhỏ lẻ.
Làng nằm trên bậc bậc thêm cao nghiêng dần về phía lòng trũng sông Hoàng Giang (nay thuộc Thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía đông bắc).
Đến thời triều Nguyễn, có 7 vị thợ giỏi của làng được triệu vào cung để tham gia trang trí nội thất, xây dựng cung điện.
Làng nghề được nhận sắc phong của triều đình, ca ngợi tài hoa và sự khéo léo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ, các sắc phong ấy đến nay vẫn được lưu giữ.
Từ đây, làng nghề Thiết Úng bắt đầu được biết đến, các sản phẩm được bán ra thị trường và dần trở thành thương hiệu nổi tiếng. Do nhu cầu ngày càng nhiều, người dân trong làng hạn chế làm nông nghiệp, tập trung phát triển làng nghề quy mô và chất lượng hơn.
Ngày nay, làng Thiết Úng vẫn giữ được danh tiếng, cũng như chất lượng sản phẩm, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước yêu thích sử dụng.
Mỗi gia đình ở Thiết Úng đều có những bí quyết và chuyên về mỗi dòng sản phẩm riêng. Có nhà chuyên làm tượng, nhà lại chỉ chuyên làm rồng phượng cho các đình, chùa…
Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề Thiết Úng không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các quốc gia có thế mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Âu…
2. Nghệ thuật chạm khắc gỗ làng nghề mỹ nghệ Thiết Úng: sản phẩm mang nét độc đáo riêng
Các sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề Thiết Úng nổi tiếng phong phú về chủng loại, đa dạng mẫu mã, bao gồm: đồ thờ cúng, đồ gia dụng, đồ phong thủy, đồ thủ công mỹ nghệ, đồng hồ treo tường,…
Mỗi sản phẩm ở đây đều mang nét độc đáo của truyền thống làng nghề, thể hiện ở hình dáng cho đến các chi tiết minh họa đều toát lên sự đồng bộ, hài hòa, mềm mại và sinh động.
- Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ: dấu ấn văn hóa tâm linh độc đáo
- Trở về cội nguồn với làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng
Để làm ra một sản phẩm ở đây trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên và quan trọng nhất là xử lý nguyên liệu gỗ, người thợ phải chọn được loại gỗ đảm bảo độ bền đẹp, ít cong vênh hay rạn nứt, thớ gỗ phải dẻo mịn.
Sau khi được lựa chọn và loại bỏ phần giác, sẽ tiến hành luộc gỗ trong nhiều ngày để đảm bảo không bị cong vênh do thời tiết trong quá trình sử dụng.
Công đoạn tiếp theo là pha gỗ để phân chia các thanh gỗ phù hợp với từng loại sản phẩm.
Đây là công đoạn chỉ những nghệ nhân có kinh nghiệm mới được thực hiện bởi pha gỗ không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Những thanh gỗ sau khi pha chế xong sẽ được người thợ đục, khắc để tạo hình bức tượng và hoa văn trang trí.
Các sản phẩm ở đây ngoài hình dáng đẹp, hài hòa còn nổi tiếng bởi hoa văn nghệ thuật, tinh xảo hiếm có. Những người thợ dùng óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo khai thác tối đa những đường nét của vân gỗ để tạo nên những sản phẩm đẹp, có giá trị.
Đến Thiết Úng, du khách không chỉ có dịp tìm hiểu về nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ mà còn được thăm các di tích lịch sử – văn hóa hàng trăm năm như đình, chùa Thiết Úng, nhà thờ họ Đỗ, họ Đồng,..
Các di tích này đều mang đậm dấu ấn bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Thiết Úng xưa, được các thế hệ sau này trân trọng và kế thừa một làng nghề truyền thống.
Nếu bạn muốn tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo của làng nghề Thiết Úng thì hãy thử một lần đến đây để cảm nhận nhé.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn những làng nghề truyền thống văn hóa mỹ nghệ nổi tiếng ở Việt Nam.