Mỗi dịp Tết đến, mỗi miền lại có những món ăn, đặc sản đặc trưng riêng biệt. Vậy bạn đã biết món ngon ngày Tết miền Nam có những gì và cách làm chi tiết ra sao chưa? Hãy cùng Portfolio tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu đôi nét về ẩm thực miền Nam
Từ sự phong phú của nguồn lương thực, thực phẩm như lúa, cá, các loại rau quả,… ẩm thực miền Nam cũng từ đó mà trở nên vô cùng đa dạng. Tất cả những món ăn tại đây đều mang đậm phong cách hoang dã, phóng khoáng của con người vùng sông nước phương Nam. Điểm nổi bật nhất trong ẩm thực tại đây đó là những món ăn có vị ngọt, điển hình là những món chè có kèm nước cốt dừa thơm béo. Những món mặn như kho quẹt cũng thường được cho thêm đường.
Không chỉ thế, khẩu vị của người dân miền trong cũng được đánh giá là khá “quyết liệt”, ngọt thì ngọt sắc, cay thì cay xé lưỡi, đắng thì đắng như mật, mặn thì có thể đóng váng muối.
Mặc dù có bị ảnh hưởng bởi nhiều văn hóa ẩm thực từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau nhưng những món ăn ngày Tết miền Nam vẫn luôn giữ được nét đặc trưng khiến người ta khó lòng quên một khi đã thưởng thức.
2. Điểm danh 6 món ngon ngày Tết miền Nam đặc trưng và cách làm
2.1. Bánh Tét – món ngon ngày Tết miền Nam truyền thống
Nếu như trên mâm cỗ ngày Xuân của gia đình miền Bắc luôn luôn có bánh Chưng thì tại miền Nam không thể thiếu sự xuất hiện của bánh Tét. Đây là món ngon ngày Tết miền Nam chứa đựng biết bao ý nghĩa tốt đẹp về truyền thống dân tộc, là lời cầu mong về một năm mới sung túc, đủ đầy. Qua thời gian, bánh Tét dần được sáng tạo với nhiều hình thức mới lạ nhưng giá trí cốt lõi cũng như ý nghĩa về mặt tinh thần thì luôn được gìn giữ và lưu truyền.
Cách làm món ngon ngày Tết miền Bắc bánh Tét:
- Nguyên liệu: gạo nếp 1kg, đậu xanh 300g, thịt ba chỉ 500g, lá dứa 100g, lá chuối, hành tím 3 củ, gia vị thông dụng như muối, đường, tiêu, màng bọc thực phẩm.
- Chuẩn bị và sơ chế: xay lá dứa cùng với 1 lít nước, gạo nếp vo thật sạch, sau đó cho vào thau nước lá dứa vừa xay ngâm 4 tiếng. Sau khi ngâm cho gạo ra rổ giá để ráo nước.
Thịt ba chỉ cạo sạch lông, rửa sạch, bóp thịt cùng một chút muối và nước cốt chanh để loại bỏ mùi hôi của thịt. Sau đó đem đi rửa sạch và thái thành miếng dày khoảng 1 lóng tay. Sau đó ướp thịt cùng với 2/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu hạt, 3 củ hành tím cắt lát. Ướp trong khoảng 20 phút.
Lá chuối cắt thành những miếng có độ dài khoảng 30cm
- Cách gói món ngon ngày Tết miền Nam bánh Tét: trải một lớp màng bọc thực phẩm, chia đậu xanh thành nhiều phần bằng nhau, dàn đều 1 phần đậu xanh lên miếng màng bọc rồi cho 1 miếng ba chỉ vào giữa. Sau đó dùng tay cuộn tất cả lại thành khối trụ sao cho miếng thịt vừa vặn nằm ở giữa. Túm gọn 2 đầu rồi dùng tay lăn nhẹ nhàng để tạo thành khối trụ hoàn chỉnh. Những phần đậu xanh còn lại làm tương tự.
Trải lá chuối, 1 lá có mặt đậm úp xuống bàn, 1 lá ở trên có mặt đậm hướng lên trên. Trải gạo nếp vào, dàn thật đều sao cho gạo cách mép lá 1/2 lóng tay. Sau đó cho khối đậu xanh và thịt vào giữa. Xúc thêm gạo nếp rải lên trên khối đậu.
Dùng tay gói 2 đầu mép lá lại, miết chặt để gạo dính chắc vào nhân đậu, sau đó nhẹ nhàng gập phần góc bánh rồi dựng đứng bánh lên, dùng dây buộc tạm vào thân bánh.
Gấp 2 đầu của bánh lại và buộc lại bằng 1 lớp lá chuối bên ngoài, cắt bớt phần lá dư ở 2 đầu. Lấy dây dù buộc các đường ngang và dọc thân bánh và cắt bỏ phần dây chun buộc tạm.
Sau khi gói bánh xong sẽ là công đoạn luộc bánh. Xếp bánh vào nồi lớn, bên trên và bên dưới có thêm lớp lá chuối, luộc bánh ở lửa nhỏ trong vòng hơn 4 tiếng. Sau khi chín, vớt bánh ra và ngân vào nước lạnh từ 3 đến 5 phút. Thế là ta đã làm xong một món ngon ngày Tết miền Nam rồi.
2.2. Thịt luộc – món ngon ngày Tết miền Nam dễ làm
Thịt luộc là một trong những món ngon ngày Tết miền Nam dễ làm, gia đình nào cũng yêu thích mỗi dịp Xuân về. Thịt có thể là thịt lợn luộc hoặc thịt gà luộc chấm kèm với muối chanh, tiêu hoặc nước mắm chua ngọt là đúng vị nhất.
Cách luộc thịt heo trắng mềm, chuẩn vị món ngon ngày Tết miền Nam:
- Nguyên liệu cần có: thịt heo, 2 nhánh sả, 3-4 củ hành khô, muối hạt
- Sơ chế: thịt heo khi mua về cần được cạo sạch lông, bóp qua vói muối hạt và nước cốt chanh sau đó đem đi rửa sạch lại với nước.
Sả cắt rễ, loại bỏ lớp vỏ già bên ngoài, rửa sạch và cắt làm đôi, phần gần gốc nên đập dập
Hành khô đem đi nướng qua rồi bóc lớp vỏ ngoài, rửa sạch
- Luôc thịt: cho nước vào nồi cùng 2 nhánh sả, 1/3 thìa cà phê muối hạt. Nước sôi thì thả thịt vào, chần qua trong khoảng 2 phút, điều này giúp loại bỏ mùi hôi của thịt. Sau đó vớt thịt ra, rửa sạch với nước.
Bỏ nước đã chần thịt đi thay bằng nồi nước mới và cho thịt vào luôn cùng với hành khô đã bóc sạch vỏ. Đun đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Sau khoảng 20 đến 25 phút thì kiểm tra xem thịt chín chưa bằng cách dùng đũa xiên thịt, nếu xiên dễ dàng thì thịt đã chín.
2.3. Thịt kho trứng nước dừa
Thịt kho trứng nước dừa là một trong những món ăn đặc trưng, quen thuộc, và là món ngon ngày Tết miền Nam xuất hiện trong mâm cơm thường ngày của các gia đình. Điều tạo nên sự đặc biệt cho món ăn giản dị này chính là nước dừa. Hương thơm nhẹ nhàng cùng vị ngọt thanh thanh của nước dừa tươi kết hợp với vị béo của trứng và thịt. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một hương vị gây ấn tượng khó quên.
Cách nấu thịt kho trứng nước dừa – món ngon ngày Tết miền nam đậm đà hương vị:
- Nguyên liệu: Thịt ba chỉ 800g, trứng gà hoặc trứng cút, dừa tươi 1 trái, tỏi 1 củ, ớt 2 quả, hành tím 4 củ, dầu ăn 3 muỗng canh, nước mắm 3 muỗng canh, gia vị thông dụng (đường/ muối/ bột ngọt/ hạt nêm)
- Sơ chế, chuẩn bị: hành tím và tỏi lột hết vỏ già bên ngoài, ớt rửa sạch bỏ cuống. Cho hành, tỏi, ớt vào cùng rồi giã nhuyễn.
Dừa tươi lấy nước, lọc qua để loại bỏ cặn bẩn
Luộc trứng gà: lấy 1 nồi nước đun và cho thêm 1 muỗng cafe muối. Luộc từ 5 đến 10 phút rồi vớt ra cho vào nước lạnh đến khi trứng nguội hẳn thì bóc vỏ và cho ra đĩa.
Thịt ba chỉ rửa sạch, cạo sạch lông và da bẩn và rửa sạch lại. Để thịt không bị hôi, bạn đun một nồi nước cho thêm 1 muỗng muối, nước sôi thì cho thịt vào chần sơ khoảng 1 phút. Sau đó vớt thịt ra rửa qua với nước, để ráo rồi thái thành từng miếng vuông dày khoảng 2 lóng tay.
Ướp thịt cùng với 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối và hỗn hợp hành tỏi ớt đã giã nhuyễn. Ướp trong khoảng 1 tiếng.
- Thực hiện làm món ngon ngày Tết miền Bắc thịt kho nước dừa:
Dùng 1 nồi, cho 3 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng đường, vặn lửa vừa nhỏ để đường tan dần. Đường tan dùng đũa khuấy đều. Cho thịt vừa ướp vào nồi đảo đều đến khi thịt săn lại.
Cho nước dừa tươi vào, đậy nắm và đun trong lửa vừa. Để thịt đủ độ mêm thì nên kho trong khoảng 1 tiếng 30 phút. Sau khi thịt mềm thì nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi cho trứng vào nồi và tiếp tục kho thêm khoảng 30 phút nữa. Thế là một món ngon ngày Tết miền Nam siêu dễ làm đã xong rồi.
2.4. Chả giò – món ngon ngày Tết miền Nam thơm béo
Thêm một món ngon ngày Tết miền Nam nữa cũng rất ngon và hấp dẫn – chả giò. Lớp vỏ bên ngoài giòn rụm kết hợp với nhân trứng, thịt, tôm, mộc nhĩ,… mềm mềm, thơm thơm. Ngày Tết se lạnh, cùng gia đình quây quần bên mâm cơm cùng thưởng thức món chả giò nóng hổi thì thật chẳng còn gì bằng.
Cách làm chả giò ngon món ngon ngày Tết miền Nam:
- Nguyên liệu làm món ngon ngày Tết miền Nam chả giò: 300g thịt heo xay (nên chọn thịt nạc vai với tỷ lệ nạc mỡ cân đối), 150g tôm, vài tai mộc nhĩ, 2-3 củ hành tím, 1/2 củ khoai môn, 1 củ cà rốt, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, dầu ăn, bánh tráng cuốn
- Sơ chế, chuẩn bị: cà rốt gọt vỏ và bào sợi
Mộc nhĩ ngâm nước nóng trong 5 phút cho nở rồi rửa sạch và thái sợi
Khoai môn gọt vỏ và bào sợi
Hành tím cắt lát mỏng
Tôm lột vỏ và băm nhỏ
- Thực hiện làm món ngon ngày Tết miền Nam chả giò: cho thịt xay, tôm, khoai môn, cà rốt, hành tím và mộc nhĩ vào tô, nêm vào 2 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng cà phê hạt tiêu rồi trộn đều, ướp trong vòng 15 phút cho nhân thấm gia vị.
Cuốn chả giò: cho khoảng 2 muỗng nhân lên trên vỏ bánh tráng và cuộn, khi cuộn được 1 nửa cái thì gập 2 đầu bánh tráng lại và cuộn tiếp đến hết.
Đem chả giò đi chiên dầu ăn với lửa vừa đến khi chả vàng đều thì cho ra đĩa. Có thể trải một lớp thấm dầu ở dưới để bớt lớp dầu thừa.
2.5. Lạp xưởng
Là một món ăn phổ biến, ai cũng biết đến, lạp xưởng không chỉ là một món ngon ngày Tết miền Nam đặc biệt mà còn thường được dùng làm đồ đãi khách, quà tặng cho bạn bè người thân. Lạp xưởng có khá nhiều loại như lạp xưởng thịt heo, lạp xưởng cá, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi,…
Cách làm lạp xưởng tại nhà siêu đơn giản:
- Nguyên liệu làm món ngon ngày Tết miền Nam lạp xưởng: Thịt nạc vai 600 gr
Mỡ heo 150gr
Đường trắng 30gr
Muối 10gr
Nước tương 1 muỗng
Rượu mai quế lộ 1 muỗng
Lòng heo 150gr
Hạt nêm 1 muỗng
- Sơ chế, chuẩn bị: thịt heo mua về rửa, cạo sạch lông và rửa thêm một lần với nước muối. Sau khi sạch thì cắt hạt lựu. Thịt mỡ cũng cắt tương tự, sau đó ướp với đường, đem phơi nắng cho phần mỡ trong lại. Sau đó trộn thịt, mỡ với gia vị như muối, nước tương, rượu mai quế lộ, đường. Ướp khoảng 3 tiếng cho thấm, khi ướp nên đảo đều để thịt thấm đều
Lòng non nóp sơ qua với muối, sau đó rửa lại với rượu trắng, để ráo nước
- Thực hiện làm món ngon ngày Tết miền Nam lạp xưởng:
Nhồi lòng non: để dễ nhồi ta dùng 1 vỏ chai nước suối, cắt phần đầu chai, buộc đoạn đầu lòng vào miệng chai rồi vặn chặt bằng chiếc nắp chai đã được đục thủng trên đầu sau đó tiến hành nhồi.
Phơi lạp xưởng: lấy 1 nồi nước sôi, cho vào 1 ít rượu trắng, thả lạp xưởng vào, đảo đều và vớt ra ngay, để ráo nước
Dùng kim châm lạp xưởng và treo lên chỗ thoáng, tốt nhất là nên phơi vào ngày có nắng, thỉnh thoảng nên trở đều lạp xưởng. Sau khi lạp xưởng khô là đã hoàn thành món ngon ngày Tết miền Nam.
2.6. Canh khổ qua – món ngon ngày Tết miền Nam thanh mát
Ngày Tết, các gia đình miền Nam thường có sở thích nấu món canh khổ qua với quan niệm “khổ” sẽ “qua” cho một năm mới bình an, sung túc. Không chỉ thế, món ăn này còn rất thanh mát, tốt cho sức khỏe nên có thể phù hợp với mọi thành viên trong gia đình.
Cách làm món ngon ngày Tết miền Bắc canh khổ qua:
- Nguyên liệu: Khổ qua 3 trái
Thịt băm 200 gr
Nấm mèo 50 gr
Trứng vịt 1 quả
Nước dùng heo 800 ml
Hành tím 1 củ
Tỏi 2 tép
Gia vị thông dụng
- Sơ chế, chuẩn bị: khổ qua mua về bạn rửa sạch, cắt làm đôi, dùng muỗng lấy sạch phần ruột bên trong. Để khổ qua bớt đắng, bạn ngâm khổ qua trong nước lạnh 10 – 15 phút, sau đó vớt ra để ráo
Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, bỏ phần chân rồi cắt nhỏ
Đối với tỏi và hành tím, bạn lột sạch vỏ, băm nhỏ
Hành ngò bỏ gốc, rửa sạch. Cắt hành lá thật nhuyễn để trang trí
- Thực hiện làm món ngon ngày Tết miền Nam canh khổ qua:
Trộn thịt xay cùng với nấm, hành tím, tỏi băm nhuyễn, 1 quả trứng và đường, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng hạt nêm. Để từ 10 đến 15 phút cho thịt thấm gia vị.
Nhồi nhân vừa trộn, dùng muỗng từ từ cho vào trong ruột quả khổ qua, ấn nhẹ để nhân chặt hơn
Nấu canh: cho vào nồi lượng nước vừa đủ ăn cùng với 1 muỗng cà phê muối, khi nước sôi cho khổ qua vào và nêm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm. Gia vị có thể được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Nấu trong vòng khoảng 40 phút khi khổ qua đã mềm bạn cho thêm tiêu và một ít hành ngò. Thế là đã xong thêm một món ngon ngày Tết miền Nam nữa rồi
2.7. Củ kiệu muối – món ngon ngày Tết miền Nam dân dã
Nếu như món ngon ngày Tết miền Bắc không thể thiếu món dưa hành muối thì món ngon ngày Tết miền Nam luôn luôn có củ kiệu muối. Thực chất, củ kiệu cũng thuộc họ hành nhưng nhỏ hơn. Củ kiệu mà ăn kèm với những món ăn ngày Xuân như bánh Tét, chả giò,… thì đúng là ngon hết ý.
Cách muối củ kiệu đơn giản mà giòn ngon, trắng đẹp:
- Nguyên liệu làm món ngon ngày Tết miền Nam củ kiệu muối: củ kiệu, đường trắng, giấm trắng, muối, muối hạt
- Sơ chế, chuẩn bị: củ kiệu sau khi mua về thì ngâm với nước muối trong khoảng 8 tiếng. Điều này giúp của kiệu được sạch vỏ và giảm bớt vị hăng. Sau đó lấy củ kiệu ra và rửa lại nhiều lần với nước. Sau đó pha 1 thau nước và phèn chua, cho củ kiệu vào ngâm trong 4 tiếng nữa để đảm bảo củ kiệu trắng giòn đẹp mắt.
Sau khi ngâm chúng ta tiến hành lột vỏ củ kiệu, đầu tiên là cắt rễ, sau đó cắt chân và lưu ý không cắt phạm vào củ để củ kiệu không bị mềm nhũn. Sau đó lột hết vỏ củ kiệu và rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện làm món ngon ngày Tết miền Nam củ kiệu muối: Sau khi rửa, chúng ta cho củ kiệu ra khay và đem phơi trong khoảng 4 đến 5 tiếng, nếu trời nắng thì chỉ phơi đến khi củ kiệu héo vừa đủ
Sau khi phơi, ta tiến hành ướp kiệu với đường, nên cho đường vào từ từ để củ kiệu thấm đều, đảo đến khi đường tan. Sau đó vớt củ kiệu ra, phần nước còn lại sẽ trộn thêm với dấm, cho vào nồi đun đến khi tan hết.
Cho củ kiệu vào trong hũ, đổ dung dịch vừa đun vào ngập củ kiệu, đạy kín và đợi trong khoảng 2 đến 3 ngày là đã có một món ngon ngày Tết miền Nam siêu “bon miệng” rồi.
3. Gotrangtri.vn – địa chỉ cung cấp nội thất và phụ kiện trang trí chất lượng, mẫu mã đẹp
Đầu năm mới là thời điểm các gia đình tất bật sắm đồ, thay nội thất mới cho gia đình. Nếu bạn còn phân vân không biết nên chọn đơn vị cung cấp nào uy tín thì hãy lựa chọn Gotrangtri.vn nhé. Bởi, các sản phẩm nội thất tại đây được khách hàng đánh giá rất cao về chất lượng, độ bền vượt trội, thiết kế lại đẹp và thời thượng. Mẫu mã nội thất Gotragtri.vn cũng rất phong phú từ giường, tủ quần áo bàn phấn phòng ngủ đến các loại kệ tivi, bàn trà phòng khách, tủ bếp, tủ rượu, bàn ghế phòng ăn,… Không chỉ thế, đơn vị còn đem đến cho người dùng rất nhiều mẫu phụ kiện decor nhà, cho không gian sống của gia đình ngày Tết thêm ấn tượng.
4. Lời kết
Trên đây, Gotrangtri.vn đã giới thiệu đến bạn 6 món ngon ngày Tết miền Nam đặc trưng và cách làm chi tiết. Mong là qua những chia sẻ vừa rồi các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin tham khảo hữu ích và biết thêm được nhiều điểm trong nét ẩm thực của từng vùng nước ta. Đừng quên để lại ý kiến thông qua phần bình luận phía dưới nhé, rất mong nhận được phản hồi của bạn.