(Gotrangtri.vn) Lễ hội Việt Nam truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa của người dân Việt chúng ta.
Đi khắp những vùng miền của tổ quốc, vào khoảng tháng Giêng thì bạn sẽ được tham gia nhiều lễ hội Việt Nam truyền thống với sự độc đáo, đặc sắc như lễ hội chùa Hương, Yên Tử, chọi trâu…
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu ngay nhé!
1. Lễ hội Việt Nam truyền thống: Lễ hội chùa Hương, Hà Nội
Lễ hội chùa Hương là một trong những nét văn hóa đặc sắc thuộc lễ hội Việt Nam truyền thống tại xã Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội.
Hội chùa hường diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
Đến với lễ hội, bạn sẽ được tham gia vào chuyến hành trình về cõi Phật và được đắm mình trong không gian của nước non với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.
Ngoài ra, lễ hội truyền thống còn có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc như bơi thuyền, leo núi, hát chèo, hát văn…
2. Lễ hội Việt Nam truyền thống: Hội Lim, Bắc Ninh
Hội Lim, Bắc Ninh cũng là một trong những lễ hội Việt Nam truyền thống. Lễ hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm.
Hội Lim chính là nét kết tinh độc đáo của văn hóa đặc trưng vùng Kinh Bắc với nhiều trò chơi dân gian: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, nấu cơm… Đặc sắc hơn cả chính là phần hát hội, cho đến hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông…
- Lễ hội Việt Nam truyền thống – Nét đẹp văn hóa của người dân Việt (Phần 2)
- Độc đáo nghề chằm nón lá ở Tây Ninh – giữ hồn nón lá Việt
- Làng nghề xứ Quảng – Tinh hoa làng nghề truyền thống khoe tài
3. Lễ hội Việt Nam truyền thống: Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh được tổ chức vào ngày 10/1 âm lịch. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ truyền thống từ dân hương, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử….và thu hút hàng triệu lượt khách dâng hương hàng năm.
4. Lễ hội Việt Nam truyền thống: Hội gò Đống Đa, Hà Nội
Hội gò Đống Đa – Hà Nội được tổ chức vào ngày 5/01 âm lịch hàng năm.
Đây cũng là lễ hội Việt Nam truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – Người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Với những trang phục được thiết kế đặc sắc đã mang đến không khí trang trọng cho buổi lễ.
Sau hội trống thì tiếng chiêng báo hiệu bắt đầu cuộc rước thần chiến thắng, tượng trưng biểu dương cho khí thế quân Tây Sơn.
Tham gia rước chính là thanh niên làng: Khương Thương, Thịnh Hào… ăn mặc theo lễ phục của lễ hội, đi sau là cờ, biểu, lộng kiệu… và cuối chính là đoàn rước với hình tượng “con rồng lửa” được kết bằng rơm. Sau phần nghi lễ chính là những trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như: múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà…
5. Lễ hội Việt Nam truyền thống: Lễ hội đền Gióng, Hà Nội
Lễ Hội Gióng tại đền Phù Đổng – Phù Đổng – Gia Lâm. Lễ hội Gióng diễn ra vào ngày mùng 6/01 âm lịch hàng năm và kéo dài trong 3 ngày với đầy đủ nghi lễ truyền thống từ: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
6. Lễ hội Việt Nam truyền thống: Lễ hội Cổ Loa, Hà Nội
Lễ hội Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội được tổ chức vào ngày mùng 6 Tết âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội Việt Nam truyền thống để tưởng nhớ tới Thục Phán An Dương Vương – Người có công sáng lập ra nhà nước Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa.
Không chỉ có những nghi lễ rước truyền thống, lễ tế mà lễ hội Cổ Loa còn tưng bừng với những trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh đu, hát quan họ trên thuyền gỗ….
Với 6 lễ hội Việt Nam truyền thống – Nét đẹp văn hóa của người dân Việt trên đây, hy vọng độc giả sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong văn hóa lễ hội của người Việt.
Sẽ là thông tin hữu ích dành riêng cho những ai yêu thích tìm hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam.
Và nhớ đồng hành cùng gotrangtri.vn trong những bài viết tiếp theo để có nhiều trải nghiệm trong chuyến hành trình đi tìm hiểu nét đẹp kiến trúc với lối thiết kế nội thất độc đáo phản ánh nét văn hóa đặc trưng của người Việt nhé các bạn!
Là thể hiện các không gian three chiều trong công
trình.
Xem tiếp để hiểu thêm tại sao lại như vậy nhé.
Kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng.