(Gotrangtri.vn) Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có một phong tục, tập quán đặc trưng khác nhau.
Hôm nay, hãy cùng chuyên trang Portfolio tìm hiểu về giá trị văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tày qua lễ hội Lồng Tồng nhé!
1. Lễ hội Lồng Tồng là gì?
Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm, là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa tộc người Tày, Nùng ở các bản làng phía Bắc nước ta.
Hằng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, ở khắp các bản làng của tộc người Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội Lồng tồng (lồng thồng, Lùng tùng…), hay còn gọi là Oóc tồng, nghĩa là xuống đồng (lồng là xuống, tồng là đồng). Do vậy, lễ hội Lồng tồng là lễ hội xuống đồng.
Lễ hội thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày với nhiều nghi lễ, nghi thức đặc sắc.
Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn…
- Lễ hội lồng thồng Lạng Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Lễ hội Việt Nam truyền thống – Nét đẹp văn hóa của người dân Việt (Phần 1)
- Lễ hội ném bột tại Hà Nội – Lễ hội sắc màu Holi đặc trưng của Ấn Độ
- Lễ hội Việt Nam truyền thống – Nét đẹp văn hóa của người dân Việt (Phần 2)
Ngày nay, thông tin khoa học và công nghệ phát triển, sinh hoạt văn hóa lễ hội cộng đồng cũng được khôi phục và phát huy.
Lễ hội Lồng Tồng được các ngành, các cấp quan tâm, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Những nghi thức được tổ chức trong lễ hội Lồng Tồng
Không gian tổ chức Lễ hội Lồng tồng thường được diễn ra ở sân đình hoặc tại khu đất ruộng bằng phẳng giữa cánh đồng hay gò đất nơi thuận tiện cho hành lễ và vui hội.
Trước khi diễn ra lễ hội, người dân trong làng tổ chức họp chuẩn bị phương thức tổ chức và các lễ vật rất chu đáo.
Đầu tiên, nghi thức xin Thần Thành hoàng cho mở lễ hội: Sau khi đặt các đồ cúng lên bàn thờ múa rối nước, chủ lễ làm lễ xin Thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn mùa vàng bội thu, cây cối xanh tươi phát triển, nhà nhà ấm no, dồi dào sức khỏe và xin thần cho dân bản được phép tổ chức Lễ hội Lồng Tồng.
Chủ lễ làm lễ cúng tại nhà: Sau khi đặt các đồ cúng lên bàn thờ, ông chủ lễ báo cáo với tổ tiên, ông, bà, cụ kỵ, thưa Ngọc Hoàng thượng đế xin cho phép con cháu mở Lễ hội Lồng tồng và phù hộ độ trì cho họ mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, lúa nhiều hạt, vật nuôi chóng lớn, dân làng an khang, thịnh vượng.
Cuối cùng, chủ lễ báo cáo với Thần linh kết quả một năm dân làng đã lao động chăm chỉ, khó nhọc và cảm ơn các vị thần linh ban cho thành quả đạt được.
Phần hội của lễ hội Lồng Tồng rất sôi động với các hoạt động như: múa sư tử, múa võ, múa côn lễ tế bách tổ , múa quạt, ném còn, kéo co,… và đặc biệt các trò vui chơi của người Tày, Nùng như hát then, Sli, lượn,…
Lễ hội Lồng tồng là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời, là bức tranh độc đáo chứa đựng nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian của người dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội cần được quan tâm bảo tồn và phát huy.
Ở các bài viết sau, gotrangtri.vn sẽ tiếp tục cùng bạn khám phá những lễ hội truyền thống và giá trị văn hóa, thủ công mỹ nghệ của dân tộc, cũng như cập nhật thêm nhiều xu hướng thiết kế nội thất mới nhất làng đá non nước.
Đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị và hữu ích bạn nhé!