(Gotrangtri.vn) Làng tạc tượng Bảo Hà là cái nôi sản sinh ra những dòng sản phẩm điêu khắc gỗ tuyệt đẹp với tuổi nghề hơn 500 năm tuổi mang đậm dấu ấn tinh hoa của người Việt.
Hãy cùng chuyên trang Portfolio ghé thăm làng tạc tượng Bảo Hà để thấy được những giá trị truyền thống mang đậm cốt cách của làng quê đang trong thời kỳ đổi mới nhé!
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Làng tạc tượng Bảo Hà chính là làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề điêu khắc, sơn mài trên 500 năm tuổi thuộc xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Đây là làng tạc tượng truyền thống được duy trì và phát triển cho đến tận ngày nay và trở thành nghề cổ truyền độc đáo với sản phẩm tạc tượng phong phú, đậm chất tín ngưỡng.
Làng tạc tượng Bảo Hà còn gắn nhiều hoạt động văn hóa mỹ nghệ, du lịch vùng đồng bằng sông hồng. Đặc biệt, làng tạc tượng ở Bảo Hà đã có hơn nữa thiên niên kỷ nhưng lại chuyên tạc tượng Phật và được coi là cái nôi của nghề tạc tượng Việt Nam.
Năm 2007, làng tạc tượng Bảo Hà đã được công nhận là làng nghề truyền thống.
1.1 Truyền thuyết tổ nghề
Theo ghi chép thời xưa, vào thế kỷ thứ XV, khi nhà Minh đô hộ Việt Nam (1407 – 1427) đã bắt thanh niên trai tráng đưa về Trung Quốc về làm việc tại xưởng sản xuất, xây dựng lăng tẩm, đền chùa…trong đó có Nguyễn Công Huệ người làng tạc tượng Bảo Hà.
Trong hơn 10 phục dịch tại xứ người, Nguyễn Công Huệ đã học được 1 số nghề để mưu sinh trong đó có nghề tạc tượng, sơn mài.
Sau khi được thả về, Nguyễn Công Huệ đã truyền lại những gì mình học được cho dân làng. Khi ông mất, dân làng tạc tượng ở Bảo Hà đã lập đền miếu, tạc tượng thờ và tôn ông là sư tổ nghề tạc tượng.
1.2. Làng tạc tượng trong thời phong kiến
Trong thời kỳ phong kiến, nghề tạc tượng luôn được duy trì và phát triển, nhờ thế làng tạc tượng Bảo Hà trở nên nổi tiếng khắp xứ Đông. Nhiều nghệ nhân giỏi đã được triều đình trọng dụng, và họ đã tạc ngai vàng cho nhà vua.
Trong đó, nhiều nghệ nhân được các triều đại Việt Nam sắc phong những chức quan to như: Hoàng tín đại phu kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, Diệu Nghệ Bá Tô Phú Luật, Phụng thi tạc tượng cục, chuyên lưu ứng vụ, cục phó nam tước Hoàng Đình Úc…..
Xuất phát từ nghề chính tạc tượng, tạc con rối mà nghề múa rối cạn của làng tạc tượng Bảo Hà đã ra đời và phát triển cho đến tận ngày nay.
1.2 Làng tạc tượng từ năm 1945 đến nay
Sau năm 1945, khi Việt Nam dành chính quyền thì làng tạc tượng Bảo Hà vẫn tiếp tục phát triển nghề tạc tượng.
Hiện nay, làng tạc tượng Bảo Hà với hơn 1.000 hộ làm nghề trong đó có 200 hộ tạc tượng, 20 xưởng sản xuất.
Sản phẩm của làng tạc tượng ở Bảo Hà ngày 1 trở nên đa dạng, phong phú hơn nhiều. Những dòng sản phẩm truyền thống như tượng phật, tượng thánh, con rối…..
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường thì sản phẩm thờ cúng như: bàn thờ, câu đối, tượng lớn nhỏ các loại hay bức tượng đương đại, tranh sơn mài…Mỗi năm, làng tạc tượng Bảo Hà đóng góp 40% giá trị sản xuất công nghiệp, địa phương.
Những sản phẩm này không chỉ phục vụ trong nước mà đã còn xuất khẩu ra nước ngoài như Đông Âu và làng tạc tượng Bảo Hà đã trở thành địa chỉ đỏ “Du khảo đồng quê” ở ngoại thành Hải Phòng.
2. Quy trình tạo sản phẩm
2.1. Nguyên liệu tạc tượng
Nguyên liệu chính của sản phẩm mà nghệ nhân của làng tạc tượng Bảo Hà dùng để làm đó chính là sơn và gỗ. Gỗ dùng để tạc tượng thường là gỗ mít, gỗ xoan, gỗ dổi, gỗ sung….
Để tạo ra những sản phẩm tượng gỗ chất lượng thì nguyên liệu gỗ được chọn phải cực kỳ chắc, ít mối mọt, cong vênh, nứt nẻ nhưng lại đảm bảo độ dẻo mịn, dễ chạm khắc, và dễ dàng đánh bóng.
Sơn được dùng tạc tượng đó chính là nhựa của cây sơn từ sơn sống chế thành sơn phủ, sơn điều và sơn thí.
2.2. Công cụ sản xuất
Để tạo ra những dòng sản phẩm tượng Phật đẹp thì những nghệ nhân làng tạc tượng tại Bảo Hà phải dùng đến hàng chục công cụ khác nhau từ dụng cụ sơ chế tạo dáng cho sản phẩm như cưa, rìu, búa, bào tay….cho đến những dụng cụ để nạo vét sản phẩm gốm chục loại đục khác nhau như bào lăn, dao ve, đục chếch, đá giáp…và dụng cụ sơn như thép sơn, bút vẽ.
2.3. Quy trình điêu khắc và hoàn thiện
Làng tạc tượng Bảo Hà luôn cho ra những dòng sản phẩm tượng đẹp mắt.
Nhưng quy trình điêu khắc cho đến hoàn thiện vô cùng khắt khe từ nghiên cứu mẫu, đến chọn nguyên liệu rồi tạo dáng, dập mẫu, đục vỡ, đụ hạ, đục chi tiết, gọt, nạo, đánh giấy giáp, tạo bóng, lắp giáp và gắn các chi tiết, sơn hom, sơn trùm kín, sơn thí, sơn phủ, sơn cầm, dán bạc vàng và trang trí…
Các pho tượng mà nghệ nhân làng tạc tượng Bảo Hà tạo lên sẽ được phủ màu và vẽ trang trí để đạt được tới trình độ hoàn hảo trong nghệ thuật tạo hình.
3. Một số bức tượng độc đáo tại Bảo Hà
3.1. Tượng Đức Linh Lang Đại Vương
Tượng Đức Linh Lang Đại Vương, hoàng tử Hoàng Chân là danh tướng thời Lý do chính Thánh sư nghề Nguyễn Công Huệ – Tổ sư nghề của làng tạc tượng tại Bảo Hà tạo lên.
Bức tượng này được thờ tại miến Bảo Hà trong tư thế ngồi ở trên ngai, tay cầm văn tự có thể đứng lên, ngồi xuống. Có thể nói, đây là bức tượng vô cùng độc đáo với tuổi đời trên 500 tuổi, tượng cao tận 1,6m và bằng đúng kích thước của Hoàng Chân.
Đây chính là sự kết hợp đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng với nghệ thuật múa rối, được coi là cổ vật xứ Đông. Và tượng Đức Đinh Lang Đại Vương là bức tượng hiếm gặp nhất trong số những bức tượng hiện có ở Việt Nam.
3.2. Tượng ông Tổ nghề
Sản phẩm độc đáo của làng tạc tượng Bảo Hà phải kể đến là tượng ông Tổ nghề. Đó chính là sự kết hợp giữa tượng Phật, tượng Thánh và tượng chân dung tự tạc của ông tổ nghề Nguyễn Công Huệ khi tuổi đã cao.
Pho tượng ông Tổ nghề cao gần 1m, ngồi trên bệ với dáng vẻ vô cùng oai phong và mang dáng dấp của “Lão tiên giáng trần”. Pho tượng ông Tổ nghề tạc rất giản dị, nhìn vô cùng phúc hậu, gần gũi như 1 lão nông Việt Nam.
Với đôi mắt sáng tinh anh “thông tuệ khác thường” mang tư thế của 1 người lao động chất phát, đang nghỉ ngơi ung dung, tự tại.
3.3. Tượng Phật bà 24 tay
Tượng Phật bà 24 tay là sản phẩm của làng tạc tượng Bảo Hà do chính nghệ nhân Đào Văn Đạm đạt huy chương vàng tại Hội chợ Quốc tế Lai Xích, Cộng Hòa Dân chủ Đức.
Những tác phẩm của làng tạc tượng Bảo Hà do những nghệ nhân trong làng tạo ra mang đậm phong cách nghệ thuật đặc sắc và vô cùng độc đáo chiếm được thiện cảm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Mỗi pho tượng đều thể hiện được trình độ vô cùng điêu luyện, xứng danh là quê hương của vị tổ sư có tài về tạc tượng đấy nhé!
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như học hỏi kinh nghiệm hay trong thiết kế nội thất nhà đẹp nhé.
Nguyễn Chiên – Theo vi.wikipedia.org