Hotline tư vấn

0899-189-455
gom-bau-truc-14

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Chuyên mục: Blog, Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Chăm.

Những sản phẩm gốm Bàu Trúc đều do những người phụ nữ Chăm ngày ngày thổi hồn vào trong những sản phẩm gốm tinh hoa, sắc nét.

Về với Ninh Thuân, hãy cùng Portfolio ghé thăm làng gốm Bàu Trúc để được thưởng thức trọn vẹn nét đẹp tiềm ẩn, tinh túy của gốm cổ xưa nhé các bạn!

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuật - Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á (Ảnh: Internet)

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuật – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á (Ảnh: Internet)

1. Tìm hiểu làng gốm Bàu Trúc – Ninh Thuận

Nói về làng gốm truyền thống Việt Nam, từ Bắc vào Nam có khá nhiều làng nghề làm gốm nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, làng gốm Phước Tích, làng gốm Lư Cấm hay làng gốm Phù Lãng…..Mỗi làng gốm đều mang những dấu ấn tinh hoa, nét đẹp thuần túy riêng biệt theo mỗi địa phương, vùng miền.

Đến với làng gốm Bàu Trúc tại Ninh Thuận thì có thể nói đây là 1 trong 2 làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á. Và đây đã được coi là 1 bảo tàng gốm sứ truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc là nơi còn lưu giữ những kỹ thuật làm gốm tinh hoa, hoàn toàn thủ công.

Với người thợ làm gốm Bàu Trúc, họ ngôi xoay quanh chiếc bàn, với mỗi vòng quay, hình dạng sản phẩm gốm dần dần hiện lên dưới đôi bàn tay tài hoa cộng thêm một chút sắc nét của những hoa văn họa tiết giản đơn, mộc mạc đã tô lên sản phẩm gốm Bàu Trúc trở nên sinh động, quyến rũ và hấp dẫn mọi ánh nhìn.

1.1. Vị trí

Dòng sản phẩm gốm đa dạng (Ảnh: Internet)

Dòng sản phẩm gốm đa dạng (Ảnh: Internet)

Làng gốm Bàu Trúc có vị trí thuộc tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chừng khoảng 10km về hướng Nam.

Làng gốm Bàu Trúc với làng dệt Mỹ Nghiệp được coi là một trong 2 làng nghề cổ nhất Đông Nam Á khi vẫn được bảo lưu vẹn toàn khá tốt về truyền thống làm nghề hoàn toàn thủ công.

1.2. Làng gốm Bàu Trúc có tên gọi từ đâu?

Tại ngôi làng có tên Chăm là Paley Hamu Trok người Việt còn gọi cái tên khác là Ma Tró. Ngôi làng này có địa danh xưa kia là làng Vĩnh Thuận từ thời vua Minh Mạng (1832).

Sau trận lụt lớn vào năm 1964 (Giáp Thìn), làng đã di dời về một nơi cao ráo hơn – Nơi đây được trồng nhiều cây trúc, cạnh một cái ao khá lớn nên được gọi là Bàu Trúc. Và từ đó, cái tên làng gốm Bàu Trúc ra đời từ lúc đó.

1.3. Tổ nghề làng gốm Bàu Trúc

Theo truyền thuyết dân gian, thì tổ nghề của làng gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh.

Theo sử sách ghi chép lại thì hơn 1000 năm trước, vợ chồng ông Poklong Chanh đã dạy nghề làm gốm cho phụ nữ trong làng từ cách lấy, nắn, nung đất sét thành những vật dụng bằng gốm để phục vụ cho cuộc sống. Và từ đó đã khai sinh ra nghề gốm nơi đây.

Khách thăm quan làng gốm (Ảnh: Internet)

Khách thăm quan làng gốm (Ảnh: Internet)

Nhớ ơn đến công lao to lớn của tổ nghề. Bà con Chăm tại làng gốm Bàu Trúc đã lập đền thờ để tổ chức cúng tế Poklong Chanh rất long trọng vào dịp lễ hội Katê hàng năm trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.

2. Công đoạn làm gốm Bàu Trúc

Nói đến công đoạn làm gốm, thì gốm Bàu Trúc được làm từ nguyên liệu đất sét sông Quao trộn với cát. Đất sét dùng làm gốm phải thật mịn, hạt nhỏ li ti. Đất làm gốm chỉ được lấy 1 năm 1 lần, với mỗi lần kéo dài đến nửa tháng.

Đất được lấy nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng của người lấy. Tới mùa lấy đấy thì hầu như nhà nhà, người người đều đem đất để dự trữ cho cả 1 năm.

2.1. Chuẩn bị đất

Đất sét sẽ được đập thành những cục nhỏ, rồi phơi khô để loại bỏ những tạp chất, rồi sẽ được làng nghề chiếu hới ngâm trong hố đất đã được đào sẵn. Cát cũng được sàn lọc kỹ, với lượng cát pha cũng phải tùy thuộc vào hình dạng, hay kích thước của sản phẩm gốm định làm.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Công đoạn đầu tiên là những người nghệ nhân tại làng gốm Bàu Trúc đã dùng đôi chân để nhồi đất và cát mịn.

Sau đó cuộn thành từng lọn hình trụ và phủ kín bằng tấm vải để ủ qua đêm. Tiếp đó, họ còn phải nhồi và lăn lại đất nhiều lần bằng tay, rồi vo tròn thành cục, đặt lên hòn kê để tạo dáng cho sản phẩm yêu cầu.

2.2. Tạo dáng gốm

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Người làng gốm Bàu Trúc thì vẫn giữ được cách làm gốm rất nguyên sơ của mình từ bao đời nay làng nghề đan lát. Họ không làm bằng bàn xoay như những nơi khác mà người thợ nơi đây phải xoay quanh sản phẩm.

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

  • Nặn hình: Đầu tiên phải tạo được dáng gốm ban đầu, rồi tiếp đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm.
  • Chà láng gốm: Dùng “vải cuộn” để thấm nước, rồi quấn vào tay sau chà láng mặt ngoài của gốm.

2.3. Phần trang trí

Về phần trang trí gốm Bàu Trúc thì chủ yếu trang trí ở những đồ đựng, các loại đồ đun nấu sẽ không có trang trí hoa văn.

Hoa văn trang trí lên gốm thì chủ yếu là hoa thực vật, không có hoa văn động vật. Hoa văn trang trí trên gốm là hoa văn khắc vạch, in chấm bằng que cây, bằng vỏ sò…

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Ngoài những loại hoa văn thông thường kể trên thì còn sử dụng hoa văn móng tay, dùng màu thực vật để nhuộm màu áo gốm và còn kết hợp phương pháp chà láng để tăng lên sức hút của gốm. Đây chính là đặc trưng riêng biệt tại gốm cổ truyền của người Chăm Bàu Trúc.

Hầu hết những sản phẩm gốm Bàu Trúc làm xong đều có tông màu nâu đỏ làng nghề đúc đồng tự nhiên của đất hay vàng đỏ, hồng đỏ, đen xám, vệt nâu độc đáo….chứa những vẻ đẹp tiềm ẩn của nền văn hóa Chăm Pa.

2.4. Nung gốm

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Hầu hết, những sản phẩm gốm Bàu Trúc đều được nung ngoài trời rồi phải phơi khô trước 1 ngày. Khi nung, củi sẽ được xếp theo khối hình chữ nhật 4mx3m dày khoảng 0.2m – 0.3m. Phía trên thì người ta sẽ xếp úp từ 2 – 3 lớp gốm.

Phía bên dưới sẽ xếp những sản phẩm gốm lớn hơn. Sau đó, sẽ phủ 1 lớp rơm rạ dày khoảng 0,2m và bên trên sẽ là một lớp trấu mỏng.

Những người thợ làng gốm chăm Bàu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc là gió nhẹ, đốt theo chiều ngược gió. Thời gian nung gốm là khoảng 6 giờ đồng hồ, đến khi gốm chín tời thì dừng lại.

3. Làng gốm Bàu Trúc hiện nay

Sản phẩm gốm Bàu Trúc chỉ đang trên con đường khởi đầu, chuyển mình từ gốm truyền thống cho đến gốm trang trí hiện đại trong một vài năm trở lại đây. Người thợ gốm Chăm đang tìm kiếm, mẫu mã, kiểu trang trí kĩ thuật để sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Hướng phát triển bền vững của làng nghề Bàu Trúc đó là làm thế nào vừa bảo tồn được di sản văn hóa, vừa tạo được công ăn việc làm cũng như nâng cao được cuộc sống của người dân. Đó đang là ước mơ của người dân Bàu Trúc cũng như nỗi trăn trở của địa phương.

Sản phẩm gốm làng Bàu Trúc hấp dẫn du khách (Ảnh: Internet)

Sản phẩm gốm làng Bàu Trúc hấp dẫn du khách (Ảnh: Internet)

Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc đang được Đảng – Nhà nước quan tâm và quy hoạch phát triển thành làng nghề.

Với đường thôn ngõ xóm xanh, sạch đẹp, làng nghề gốm Bàu Trúc đã xuất hiện bảng hiệu quảng cáo gốm với mẫu mã mới, trang trí đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Hy vọng, trong tương lai không xa, các mẫu mã gốm Bàu Trúc sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được bạn bè trong nước, quốc tế biết đến nhiều hơn.

4. Chùm ảnh đẹp về làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á

5. Lời kết

Làng gốm Bàu Trúc hiện nay vẫn còn bảo lưu được giá trị văn hóa truyền thống tinh hoa.

Nó không chỉ lưu giữ kĩ thuật thủ công truyền thống mà còn giữ nguyên vẹn được cấu trúc tinh hoa làng nghề, từ hình thái xã hội, quan hệ tộc người, đến tổ chức sản xuất, hoạt động kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo….đều mang đậm cơ chế của xã hội mẫu quyền với nghề thủ công làm gồm cổ truyền xa xưa.

Hãy tiếp tục theo dõi gotrangtri.vn để khám phá thêm nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như học hỏi kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!

Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada