Hotline tư vấn

0899-189-455
nghe-thuat-kien-truc-dinh-lang-viet-nam-1

Khám phá nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam (P2)

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam (từ thế kỉ XVI – XIX) chứa đựng những giá trị văn hóa tầng sâu, đánh dấu đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam.

Trong bài viết này, chuyên trang Portfolio sẽ tiếp tục cùng các bạn tìm hiểu những nét độc đáo của loại hình kiến trúc này nhé!

1. Mái đình – nét nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam: Đình làng được hình thành như một thiết chế tổng hợp, đa chức năng, vừa thể hiện phong tục tín ngưỡng, vừa là nơi thể hiện uy lực thế tục của chính thể quân chủ, nhưng lại gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống dân dã của nhân dân.

Đình luôn được xây dựng trên những khu đất cao ráo, địa thế phong thủy.

Kích thước đình làng thể hiện tỉ lệ tương quan hợp lý với cảnh quan thiên nhiên, to lớn và bề thế nhưng lại không gây cảm giác choáng ngợp, trấn áp; kiến trúc đình làng không rườm rà, nặng nề, nhưng vẫn toát lên vẻ oai nghiêm nhất định.

Trong đó, mái được coi là yếu tố đặc sắc nhất của nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam.

Đình Vường, thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Bốn đao đình và hai đầu nóc được kê xếp, đắp đặt các đao sành gốm bay vút lên như cánh diều no gió.

Đình Vường, thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Bốn đao đình và hai đầu nóc được kê xếp, đắp đặt các đao sành gốm bay vút lên như cánh diều no gió.

Chắc hẳn chúng ta đã không còn lạ lẫm với hình ảnh mái đình vút cong về bốn phía, vươn rộng ra tứ phương như bay bổng trong không trung (theo một số tài liệu ghi lại, hình ảnh này lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước) khiến kiến trúc mái đình trở nên thanh thoát nhẹ nhàng hơn khi phần mái ngói được lợp thành hai lớp, dày và nặng, có tác dụng điều hòa nhiệt độ bên trong ngôi đình, lại tránh được những cơn giông bão, gió giật. 

Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Mái đình sà xuống thấp để tránh mưa hắt, chung quanh không cần tường bao che, thông thoáng tứ bề, thể hiện sức khái quát lớn, khiến ta liên tưởng về một sự che chở, ôm ấp, vỗ về…

Phần mái lớn thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, nhất là đối với mái đình.

Về sau, mái đình cao lên và nhẹ đi thì phần phía trước thường có cánh cửa theo kiểu “thượng song hạ bản” (tức là phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín, ngưỡng cửa khá cao, người ra vào phải giơ chân bước qua) rất thoáng mát.

Yếu tố đặc sắc có tính văn hóa bản địa của nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam, nhất là vùng Bắc Bộ lại nằm ở mô thức nhà sàn và các đầu đao uống cong, cũng chính là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt với các nghệ thuật kiến trúc khác ở Việt Nam và khu vực.

2. Nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam: Không có sự lặp lại ở các nền mỹ thuật khác

Trong một số tài liệu, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận: Đình làng là một không gian văn hóa đa tầng và nhiều ngữ nghĩa.

Cơ chế tồn tại của làng phản ánh rõ ở không gian của đình, cũng chính là không gian “đời” của làng – nơi mà KTS Nguyễn Luận phải thốt lên rằng: “Ở đó có nước mắt và lọn tóc của ả làng bị bắt vạ, có niềm thâm nghiêm và hư hãnh khi rước sắc phong, có vết lằn của chiếu chèo, chiếu cỗ trên mặt đất nện hay sân gạch.

Tiếng to, tiếng nhỏ khi ăn chia, giọng lễ, giọng vặt khi đón bạn hát ngày xuân, đến đình người ta sống thật, cởi mở và chân tình với nhau hơn…”

Ở các ngôi đình cổ, chúng ta vẫn thường thấy một không gian trầm tịch với lối kiến trúc mở và thông thoáng và các thủ pháp điêu khắc đa dạng, phong phú, không phân biệt đẳng cấp, lại mang hơi thở của tinh thần khoan dung, dân chủ.

Trên từng thiết kế kiến trúc của đình, các nghệ nhân dân gian đã tỷ mỉ gọt đẽo từng thớ gỗ – sau người ta gọi là nghệ thuật điêu khắc, tạo nên những hình họa lấy cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá.

Theo thời gian, rêu phong phủ kín, những cấu kiện đó lại càng toát lên nét đẹp tự nhiên, vô cùng chân thật và tôn quý.

Mảng chạm khắc trên kiến trúc đinh Phùng, Đan Phượng, Hà Nội

Mảng chạm khắc trên kiến trúc đinh Phùng, Đan Phượng, Hà Nội

Như đánh giá của các nhà nghiêm cứu lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam, cụ thể là nghệ thuật điêu khắc tồn tại ở không gian đình làng Việt có giá trị nghệ thuật độc đáo, không có sự lặp lại ở các nền mỹ thuật khác.

Đó chính là những tác phẩm của những người nghệ nhân dân gian, lấy cảm hứng sáng tạo và chất liệu từ chính đời sống vật chất văn hóa, tinh thần, từ chính cái nhìn có tính bản năng đầy thuần phác của người nông dân Việt.

Khi sáng tạo, người nghệ nhân xuất thân nông dân không bị câu thúc, không bị bất cứ ràng buộc bởi bất cứ quy chuẩn tạo hình nào đã định sẵn.

Họ được tự do nhìn sâu nhìn thẳng vào hiện thực, thể hiện chúng bằng bất kỳ thủ pháp nào mà họ cho là phù hợp với bản năng nguyên phác của mình; kết quả là tạo ra các bức chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn của trẻ thơ, cũng như chính bản tính chân chất thật thà và hồn nhiên nhân hậu của họ.

Chạm gỗ "Người cỡi ngựa", Đình Liên Hiệp, Hà Tây 1663

Chạm gỗ “Người cỡi ngựa”, Đình Liên Hiệp, Hà Tây 1663

Càng đi sâu tìm hiểu, chúng ta lại tìm ra nhiều điều rất thú vị ở nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam.

Chẳng hạn như, trong các tác phẩm điêu khắc đình làng không chỉ chứa hồn cốt của đời sống lao động bình dị mà còn ẩn chứa những nét đẹp rất hiện đại – một nét đẹp tồn tại trong những tác phẩm điêu khắc hiện đại của phương Tây.

Đó chính là điểm giao thoa khiến cho các nhà nghiên cứu nghệ thuật quốc tế không tránh khỏi sự ngạc nhiên.

Có thể lấy ví dụ điển hình như bức tranh “Con mèo ngoạm cá” ở đình Bình Lục lại được đẽo tạc bằng những nhát đục bẳn gắt và thô gãy như hội hoại đương đại thể hiện.

Hay bức “Đánh cờ” ở đình Ngọc Canh có con mắt viễn – cận ngược chiều từ trên nhìn xuống, từ trong tỏa ra, mối một nhân vật được vặn theo một không gian riêng giống hệt nét đặc trưng trong hội họa hiện đại.

Khám phá nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam (P2)

Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam còn thể hiện ở chỗ: kiến trúc không hề bị lấn át bởi điêu khắc, ngược lại, điêu khắc lại chính là một điểm nhấn ấn tượng để tô điểm cho kiến trúc.

Bằng chứng đó chính là các khoảng trống của kiến trúc đình làng được lấp đầy bởi hình ảnh các bức phù điêu được trang trí trên các khung vách gỗ chịu lực, khiến không gian của ngôi đình trở nên bề thế và thiêng liêng hơn.

[Tổng hợp từ bài viết của ThS.KTS Lê Hữu Trúc trên Tạp chí kiến trúc 2017]

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada