(Gotrangtri.vn) Từ những đôi bàn tay tài hoa khéo léo, những nghệ nhân làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ đã tạo ra các sản phẩm vô cùng độc đáo, tinh xảo và vô cùng “mãn nhãn”.
Hãy cùng Portfolio đến thăm làng nghề khảm trai nơi ngoại thành Hà Nội trong bài viết dưới đây nhé.
Khám phá làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nằm nép mình bên sông Hồng, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Đây là một trong 7 làng nghề khảm trai của xã, nức tiếng với những sản phẩm sập vụ, tủ chè….được chế tác tinh xảo.
Theo ghi chép trong gia phả của làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai nơi đây bắt đầu hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ XI-XVI với người khởi xướng là ông Trương Công Thành – một vị tướng văn võ song toàn dưới triều Lý (1009 – 1225).
Sau khi dẹp giặc xong cụ từ quan đi ngao du sơn thuỷ. Khi phát hiện những mảnh vỏ trai, ốc, xò trôi dạt vào bờ với màu sắc tự nhiên, ông nảy sinh ý tưởng ghép thành các hoạ tiết hoa văn sinh động, dần dần phát triển thành nghề khảm ngày nay.
Về sau, ông được dân làng Chuyên Mỹ suy tôn là ông tổ nghề của nghề khảm trai và lập miếu thờ tại xã để tưởng nhớ công ơn.
Sản phẩm phẩm của làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ chủ yếu là hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc, những bộ “thông, trúc, cúc, mai”….
Ngày nay, theo xu thế hội nhập, những người nghệ nhân làng Chuôn Ngọ đã từng bước tiếp thu, nâng cao tay nghề để sáng tạo ra những mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn như , đề tài phong phú hơn như: phong cảnh non nước, khắc họa chân dung…
- Khám phá làng nghề làm miến dong Lại Trạch – Hưng Yên
- Khám phá nét độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu – Tây Nguyên
- Độc đáo nghề nấu đường thốt nốt của dân tộc Khmer An Giang
Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít.
Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động, đặc sắc. Những mảnh trai vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo, óc sáng tạo phong phú được gắn vào gỗ trở thành sản phẩm, có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
Nhờ vậy, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, đã định vị được chỗ đứng trên thị trường , đáp ứng được nhu cầu trong nước và vươn xa ra thị trường quốc tế như Anh, Nga, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản…
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ – kiên trì “giữ lửa” truyền thống
Theo những nghệ nhân ở đây, nghề khảm trai không chỉ đơn thuần là đục đẽo, mài dũa, lắp ghép các mảnh trai lại với nhau theo các khuôn mẫu hình thù khác nhau mà còn là cả một nghệ thuật, cả một quy trình phức tạp và vô cùng kỳ công.
Nguyên liệu sản xuất của làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ không chỉ có vỏ trai, vỏ ốc được thu gom ở khắp các vùng biển trong nước mà còn nhập khẩu từ các nước khác như Indonesia, Hồng Kông, Singapore…
Vỏ trai được chọn để khảm cũng có nhiều loại, bao gồm : trai cánh mảnh, nhỏ có màu sẫm trong khi trai thịt trắng có vỏ dày, nhiều vân, hoặc trai ngọc bên trong có lớp xà cừ dày óng ánh tựa sắc cầu vồng.
Bên cạnh đó, vỏ ốc đỏ cũng được coi là một nguyên liệu độc đáo do có màu sắc sang trọng, được coi nguyên liệu quý hiếm, chỉ để khảm cảnh núi non, rồng phượng,.. hay họa tiết trên những bức tranh áo gấm vua chúa…
Khảm trai có nhiều công đoạn. Trước tiên, người thợ xẻ ốc, lọc bỏ lớp ngoài và lớp trong, lấy lớp tinh khiết ở giữa, sau đó mài nhẵn và ép phẳng, dùng những mảnh vỏ trai để khảm lên các đồ vật.
Các công đoạn cần phải thực hiện khá tỉ mỉ. Các chi tiết cắt xong đươc ghép nổi tạm thời như tranh hoàn chỉnh trên gỗ.
Để bức khảm có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải tìm được những loại gỗ có đường vân đẹp để làm mặt như: Gỗ gụ, gỗ trắc… và chọn nguyên liệu phù hợp với nội dung muốn thể hiện trong bức khảm.
Đơn cử như khi khảm chân dung, người thợ nên sử dụng những mảnh ốc đỏ làm chủ đạo để nhân vật được nổi bật; còn bức phong cảnh nên chọn những nguyên liệu tối màu và điểm thêm mảnh ốc xanh, ốc đỏ… để tạo điểm nhấn.
Sau khi vỏ trai được gắn xuống mặt gỗ, đến công đoạn tỉa chi tiết bằng dao chuyên dụng.
Người nghệ nhân sẽ lấy bút chì vẽ đường viền của các chi tiết gắn tạm trên mặt gỗ, sau đó bỏ vỏ trai ra khắc lõm xuống gỗ . Phần khắc lõm sẽ được bôi keo rồi gắn các chi tiết vỏ trai sao cho bằng với mặt gỗ phẳng.
Trong cả quy trình khảm, công đoạn cưa, đục các để tạo hình cho các mảnh trai là cầu kỳ nhất.
Người thợ phải mài khảm thủ công, đem đi ngâm rượu, hơ lửa, chẻ dóc miệng, sau đó chọn lựa các miệng trai đầy đủ cho mặt tranh. Hàng trăm hàng nghìn miếng trai đính chặt vào mặt gỗ đã chạm sẵn khuôn hình là các hình ảnh phong phú đa dạng, từ dân gian tới đương đại.
Theo các nghệ nhân ở đây, muốn theo nghề khảm trai, người thợ phải có chút năng khiếu về hội họa, niềm đam mê, sự sáng tạo và kinh nghiệm.
Vất vả là thế nhưng những người nghệ nhân của làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn giữ lửa nghề, duy trì và phát triển nghề truyền thống này nhiều đời nay.
Nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cách cầm tay chỉ việc, truyền thụ cho lớp lớp thế hệ sau gìn giữ và phát triển.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nức danh đất Bắc.
Trong các bài viết sau, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống cũng như phong tục tập quán độc đáo của người Việt Nam.
Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!