Hotline tư vấn

0899-189-455
phong-tuc-doc-dao-cua-nguoi-dan-toc-thieu-so-1

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Với đồng bào dân tộc thiểu số, Tết nguyên đán là thời kỳ kết thúc 1 năm lao động vất vả, bà con nghỉ ngơi, hưởng thành quả thóc đầy bồ, ngô đầy gác bếp và gia súc đầy chuồng.

Mỗi một cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam lại có phong tục độc đáo đón Tết khác nhau, mang đậm bản sắc riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa tộc người đa dạng.

Hãy cùng Portfolio khám phá xem các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đón tết như thế nào nhé!

1. Phong tục độc đáo: Tục “ăn trộm cầu may” của người Dao

Theo các tài liệu nghiên cứu, dân tộc Dao là một trong những dân tộc thiểu số Việt Nam có dân số khá đông, cư trú chủ yếu ở vùng biên giới Việt – Trung, Việt – Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình,…

Có thể nói rằng, đồng bào dân tộc Dao có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc như trong đó có tục đón Tết.

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Dao thường tập trung ở một địa điểm đã được quy ước từ trước để thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Trong ngày hôm đó, tất cả dân làng, bao gồm cả già trẻ, gái trai đều mang theo trống, chiêng, kèn… đi diễu hành quanh các nhà trong bản.

Đi đến đâu, mỗi người đều cố gắng lấy trộm một vật gì đó từ các nhà bởi họ quan niệm rằng, càng ăn trộm được nhiều thì năm đó càng gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, nếu bị chủ nhà phát hiện và bắt gặp thì cả năm đó coi như không may và sẽ bị phạt uống rượu.

Đây là tục lệ hàng năm nên người Dao chỉ “ăn trộm” những đồ tượng trưng, giá trị vật chất nhỏ như rau củ quả, trứng…

Điều đặc biệt là khi kết thúc nghi lễ, “những tên trộm” sẽ mang những chiến lợi phẩm của mình để trả lại cho chủ nhà và đổi lại phần thưởng.

2. Phong tục độc đáo: Tục “vỗ mông” tỏ tình của đồng bào Mông

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mông thường tổ chức lễ hội chơi núi mùa xuân, (có nơi gọi là hội Gầu Tào, có nơi gọi là hội Sản Sán).

Đây cũng là dịp để các đôi trai gái hò hẹn, khắp các sườn núi vang rộn tiếng khèn réo rắt gọi xuân, gọi bạn tình của các chàng trai, là sắc màu rực rỡ của những chiếc váy hoa xòe của các cô gái đùa nhau trên thảm cỏ , là mùi thơm nồng của bát rượu ngô….

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Họ thường tổ chức các hoạt động vui chơi như: thi thổi khèn, nhảy khèn, ném pao, hát giao duyên… đặc sắc nhất có lẽ là tục vỗ mông tỏ tình được coi là nét văn hóa tiêu biểu của người Mông vào dịp Tết.

Trong những ngày Tết, nếu chàng trai ưng ý cô gái nào, anh ta sẽ đến vỗ vào mông của cô gái đó.

Nếu cô gái được vỗ mông cũng vừa lòng ưng thuận chàng trai thì sẽ vỗ lại vào mông “đối tác” lần nữa để đáp lại. Cứ thế, cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại đủ 9 lần, tức là cả hai bên đã chấp thuận và chỉ còn đợi ngày kết duyên thành vợ chồng.

3. Phong tục độc đáo: Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường

Giống như những dân tộc thiểu số khác cùng chung sống, đồng bào dân tộc Mường coi những nghi thức ngày lễ Tết là nghi thức quan trọng nhất và lớn nhất trong năm, trong đó có tục gọi trâu về ăn Tết.

Với họ, con trâu là “con của”, là loài vật nuôi quan trọng và gần gũi trong đời sống lao động và con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

Đó cũng là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày trong suốt một năm.

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Những ngày trước Tết, họ chuẩn bị sẵn mõ để sau giao thừa, những đứa trẻ người Mường cầm đuốc, mõ ra đường, dạo quanh ngõ vài vòng, chúng sẽ dừng lại giả vờ đếm “1, 2, 3, 4…” rồi tự bảo “Trâu nhà tôi đủ rồi”.

Mặc dù chỉ là nghi thức tượng trưng nhưng bọn trẻ lại cảm thấy rất hứng thú.

Cùng với nghi thức đó, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình.

Tiếp đó, các thành viên trong gia đình sẽ xuống suối lấy nước về thắp hương tổ tiên trước khi đổ vào vại tích nước ăn. Người Mường tin rằng thứ nước thiêng lấy vào đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn, gia đình làm ăn tấn tới trong năm mới.

4. Phong tục độc đáo: Tục “thờ bát nước lã” của nguời Pà Thẻn

Đối với người Pà Thẻn, Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm.

Người Pà Thẻn có phong tục độc đáo là trên mỗi bàn thờ tổ tiên họ, quanh năm đều có một bát nước lã dùng để thờ cúng, bên trên bát nước lã này được úp một chiếc đĩa và nước trong bát không bao giờ được cạn.

Họ quan niệm rằng, bát nước lã là tượng trưng cho biển, chứa đựng linh hồn tổ tiên và các thành viên trong gia đình. Nếu bát nước này cạn thì trong gia đình ắt sẽ có người gặp điều không may mắn hoặc bị ốm đau, bệnh tật.

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Nghi lễ thờ bát nước lã này được bắt đầu tiến hành vào các dịp lễ tết hàng năm.

Vào đêm giao thừa, các gia đình người Pà Thẻn đều tập trung trong nhà đóng tất cả các cửa và cài then thật kỹ. Sau khi bịt kín các ô cửa, họ lấy nồi cháo gà đã bí mật nấu trước đó để cùng nhau ăn.

Ăn cháo xong, người chủ trong gia đình sẽ lấy bát nước trên bàn thờ đã cúng suốt 1 năm qua xuống để cọ rửa lau chùi và thay nước mới. Đó cũng là lúc bắt đầu nghi thức cúng giao thừa.

Những hành động trên đều phải giữ bí mật trong nhà. Người Pà Thẻn quan niệm, nếu những việc trên bị lộ ra ngoài hoặc người khác nhìn thấy thì cả gia đình năm sau sẽ gặp xui xẻo, làm ăn không may mắn, đau ốm liên miên…

Bát nước lã này sẽ được thờ cúng quanh năm. Trong một năm đó, gia chủ chỉ được phép mở ra xem vào dịp giữa năm (tức cuối tháng 6 âm lịch) để tiếp thêm nước vào bát và đợi đến Tết năm sau mới được thay nước mới.

5. Phong tục độc đáo: tục “đánh thức gia súc cùng đón Tết” của người Lô Lô

Nếu như người Mường có tục gọi trâu về ăn Tết, người Thái có tục cúng vía trâu, người Lô Lô cũng rất coi trọng gia súc trong nhà và coi chúng là người bạn đồng hành trong lao động sản xuất.

Vào đêm 30 Tết hàng năm, nguời Lô Lô đều thức để chờ gà gáy. Họ quan niệm rằng, khi gà gáy là báo hiệu thời điểm giao thừa, bắt đầu một năm mới.

Khi tiếng gà gáy dứt, người chủ nhà sẽ cử một trong những người trong gia đình đi đánh thức những con gia súc vật nuôi dậy để cùng đón Tết với con người.

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Vào những ngày Tết, người Lô Lô cũng tổ chức nghi lễ cúng ngay tại nhà để cầu may mắn, sức khỏe và tiền bạc.

Khi đó, các công cụ lao động thường ngày sẽ được quét sơn màu vàng hoặc màu bạc, tượng trưng cho sự may mắn và được treo lên, tránh chạm vào trong 3 ngày tết.

6. Phong tục độc đáo: Người Tây Nguyên nhộn nhịp tục “bắt chồng”

Không giống như một số đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc với tục “bắt vợ”, các dân tộc Cơ Ho, Chu Ru, Giẻ Triêng…ở Tây Nguyên lại có tục “bắt chồng”.

Tục lệ độc đáo này thường diễn ra vào dịp Tết nguyên đán hàng năm và vào ban đêm.

Phong tục độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Khi cô gái thích một chàng trai nào đó, cô ấy sẽ chuẩn bị sẵn một chiếc nhẫn, chờ đến tối để đeo vào tay chàng trai đó.

Nếu chàng trai không bằng lòng, anh ta có thể tháo ra và trả lại cho cô gái. Nhưng cứ sau 7 ngày liên tiếp, cô gái lại tìm đến và đeo nhẫn cho chàng trai.

Việc làm này sẽ diến ra thường xuyên cho đến khi cô gái nhận được lời đồng ý mới thôi. Tuy nhiên, tục lệ này diễn ra với phần lớn các đôi trai gái đã phải lòng nhau, có hò hẹn đính ước từ trươc, và khi cô gái cùng họ hàng đến “bắt chồng” thì mọi thứ đã sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân.

Ngoài các phong tục độc đáo trên, đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam còn có rất nhiều phong tục độc đáo cũng như lễ hội truyền thống khác diễn ra rải rác trong năm, thể hiện đời sống văn hóa tâm linh đặc đắc với lòng thành kính của mình với tổ tiên, Trời Đất, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả trong những tuyến bài sau.

Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada