(Gotrangtri.vn) Hiện nay, nhà ống đang là kiểu nhà khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong điều kiện “đất chật, người đông”. Với đặc trưng hẹp về chiều ngang và kéo dài sâu, nhà ống thường khá giống nhau. Vì vậy, thiết kế thiết kế phòng khách căn nhà sẽ là yếu tố quyết định nên sự khác biệt giữa chúng.
Và bài viết sau đây của Portfolio sẽ chia sẻ đến bạn những giải pháp thiết kế phòng khách nhà ống đơn giản mà hiệu quả bất ngờ. Cùng khám phá bạn nhé!
1. Những lưu ý khi thiết kế phòng khách nhà ống
1.1. Thiết kế phòng khách dựa trên cấu trúc phòng
Muốn có được 1 thiết kế nội thất phòng khách nhà ống đẹp, trước hết cần phải dựa vào cấu trúc của phòng hiện tại. Trước hết, nên bài trí những đồ nội thất lớn trước, sau đó mới xếp đặt các phụ kiện nhỏ bên cạnh. Một khi đã an vị những nội thất quan trọng rồi, gia chủ hoàn toàn có thể sáng tạo để trang trí thêm, khiến cho căn phòng trở nên đẹp mắt, ấn tượng hơn.
Thiết kế dựa vào cấu trúc (ảnh internet)
1.2. Tạo điểm nhấn
Diện tích phòng khách nhà ống thường khá hẹp, nên một điểm nhấn thu hút ánh nhìn sẽ biến không gian trở nên thoáng và rộng hơn. Đồng thời, sự phối hợp giữa các đồ nội thất cũng sẽ phát huy tốt hơn tác dụng của điểm nhấn này.
Tạo điểm nhấn cho không gian (ảnh internet)
Bạn có thể chọn một bộ sofa nổi bật, những chiếc gối ôm nhiều họa tiết, trang trí mảng tường phía sau kệ tivi hiện đại,… để làm điểm nhấn cho phòng khách nhà ống.
1.3. Phân chia khu vực chức năng hợp lý trong thiết kế phòng khách
Một cách để đánh lừa thị giác về diện tích của căn phòng chính là phân chia từng khu vực chức năng trong phòng khách một cách hợp lý. Có thể phân chia theo khu vực uống nước, khu vực đọc sách, hay nếu nhà có con nhỏ sẽ có một khu vực trống để vui chơi.
Phân chia các khu vực chức năng rõ ràng (ảnh internet)
1.4. Dành không gian để đi lại
Vì hẹp về chiều ngang nên khi thiết kế phòng khách đơn giản mà đẹp cho nhà ống, vẫn đảm bảo không gian để đi lại thuận tiện. Bạn sẽ cần phải chú ý đến cách chọn và bài trí các đồ nội thất sao cho hợp lý, không chắn mất đường đi. Có như vậy thì mới có được một phòng khách hoàn hảo. Bởi nhà ở không chỉ cần đẹp, tiện nghi mà còn phải thoải mái, dễ dàng cho mọi sinh hoạt nữa.
Để lại lối đi rộng rãi và thoái mái (ảnh internet)
2. Tư vấn thiết kế phòng khách đơn giản mà đẹp cho nhà ống
2.1. Chọn tông màu phù hợp cho thiết kế phòng khách của bạn
Một trong những cách khiến cho không gian phòng khách nhà ống nhỏ hẹp cảm giác như rộng và thoải mái hơn đó chính là sử dụng tông màu chủ đạo phù hợp.
Sử dụng màu sắc giúp mở rộng không gian (ảnh internet)
Ví dụ như phòng khách sử dụng tông màu vàng nhạt chủ đạo kết hợp với màu trắng sẽ tạo ra không gian xanh thoáng mát, đồng thời tông màu này cũng khá lạ nên sẽ có được sự nổi bật.
Sử dụng tông màu kem trong căn hộ (ảnh internet)
Hoặc sử dụng tông màu nâu trầm sẽ tạo được không gian phòng khách nhẹ nhàng, tinh tế, dịu mắt. Hay một phòng khách hết hợp giữa màu tường, màu trần và những đồ nội thất với hai màu đen trắng đối lập để tạo được sự sang trọng.
Màu trung tính giúp không gian thêm rộng (ảnh internet)
2.2. Sử dụng những đồ nội thất đơn giản
Những đồ nội thất đơn giản sẽ không còn đơn điệu nếu bạn biết cách sử dụng và sử dụng đúng không gian. Với không gian nhà ống hẹp và dài, những đồ dùng quá phô trương với những chi tiết cầu kỳ sẽ càng khiến mọi thứ trở nên rối hơn mà thôi.
Đồ nội thất trong phòng nên đơn giản (ảnh internet)
Một chiếc ghế sofa đơn giản, một chiếc bàn kính tối giản, một chiếc đèn chùm xoắn ốc, kết hợp những món đồ trang trí nho nhỏ điểm tô thêm. Bấy nhiêu thôi cũng đủ biến phòng khách nhà bạn trở nên căn phòng đáng mơ ước.
2.3. Tận dụng các bức tường khi thiết kế phòng khách
Khoảng sàn nhà hạn hẹp, bạn không thể để quá nhiều đồ và còn phải để dành lối đi nữa, chính vì thế hãy tận dụng khoảng không gian bên trên.
Tận dụng tối đa các bức tường (ảnh internet)
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại tivi treo tường ở phía trước, còn khoảng tường phía sau có thể gắn những chiếc kệ lửng để đặt đồ lưu niệm, những bình hoa hay những đồ vật nho nhỏ thay vì đặt tủ thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều không gian.
Các thiết kế treo tường nên được ưu tiên sử dụng (ảnh internet)
Hoặc còn một cách khách đó là sử dụng các thiết kế âm tường, tạo ra những kệ hốc trong tường cũng tạo ra được nhiều khoảng không.
2.4. Sử dụng vách ngăn kết hợp với cầu thang
Sử dụng vách ngăn phòng cũng là một phương pháp để thiết kế được phòng khách đơn giản mà đẹp.
Sử dụng vách ngăn phòng chính là giải pháp (ảnh internet)
Thường thì thiết kế phòng khách sẽ được tích hợp với phòng ăn, phòng bếp. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo sự khó chịu khi quá nhiều chức năng trong một không gian. Bạn có thể ăn gian bằng cách sử dụng một vách ngăn kết hợp với cầu thang để vừa có thể giấu đi phần cầu thang khá thô và chia tách các khu vực với nhau.
Thiết kế vách ngăn tích hợp với cầu thang (ảnh internet)
2.5. Đặt một tấm kính lớn ở phòng khách
Một tấm kính lớn có tông màu trắng hay trầm có thể tạo được điểm nhấn cho căn phòng. Không những thế, sự trong suốt của tấm kính này giường như biến không gian trở nên rộng hơn rất, rất nhiều.
Vật liệu kính nên được sử dụng trong không gian (ảnh internet)
Thay vì sử dụng tấm kính thì bạn có thể sử dụng một bức tranh phong cảnh lớn, trang trí một bức tường đặc biệt cũng tạo được hiệu ứng rất tốt cho căn phòng.
Những bức tranh treo tường cũng mang lại hiệu ứng tốt (ảnh internet)
2.6. Thiết kế nội thất theo chiều dọc
Phòng khách nhà ống vốn đã hẹp về chiều ngang nhưng lại có lợi thế về chiều dài, vậy nên việc bạn cần làm là hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm.
Nội thất nên được thiết kế dọc theo căn nhà (ảnh internet)
Hãy đặt một chiếc ghế sofa dài sát tường, dùng kệ tivi treo trường, giá để đồ nhỏ dài và giá sách ở phía đối diện, để lại khoảng không gian sinh hoạt ở giữa. Như vậy, phòng khách nhà ống sẽ trông rộng và thoáng hơn vô cùng. Đây chính là giải pháp tiết kiệm không gian cho thiết kế phòng khách nhà ống mà ai cũng nên biết.
2.7. Mang cây xanh vào phòng
Cây xanh sẽ giúp điều hòa không khí, biến căn phòng nhỏ ngột ngạt trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Nếu như phòng khách nhà bạn quá nhỏ, bạn có thể chọn những chậu cây nhỏ ưa bóng và đặt ở các góc tường, bạn cũng có thể chọn những chậu cây thân mềm để treo lên tường nhà cũng mang lại sự mềm mại, nhẹ nhàng. Nếu được, hãy chọn cho mình những loại cây phong thủy phù hợp với vận mệnh bản thân.
Cây xanh không thể thiếu trong không gian (ảnh internet)
Ngoài cây xanh, gia chủ cũng có thể đặt các tiểu cảnh ở dưới chân cầu thang, những bể cá nhỏ…
2.8. Dời phòng ăn và nhà bếp lên trên
Thông thường, phòng khách, nhà ăn và phòng bếp sẽ được đặt trên cùng một mặt phẳng. Tuy nhiên điều này lại khiến bạn vô cùng đau đầu vì không biết bố trí phòng khách đơn giản mà đẹp sao cho hợp lý, vẫn tạo được sự thoải mái cho cả gia đình sinh hoạt.
Phòng ăn và nhà bếp có thể dời lên trên (ảnh internet)
Nếu thế, sao bạn không đưa phòng khách và nhà bếp lên trên tầng lửng? Như vậy, không những diện tích phòng khách sẽ được tăng lên mà khu vực nấu nướng, ăn uống của cả nhà cũng sẽ rộng và dễ chịu hơn.
Khu vực phòng ăn ở trên tầng (ảnh internet)
Hi vọng những chia sẻ của Go Home trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm những bài học bổ ích khi thiết kế phòng khách cho căn nhà ống của mình. Để cập nhật thêm thật nhiều thông tín hữu ích khác, hãy ghé thăm gotrangtri.vn thường xuyên hơn bạn nhé. Các bài viết mới nhất luôn được cập nhật mỗi ngày để chia sẻ đến quý bạn đọc.
Nguồn: Eva.vn