(Gotrangtri.vn) Người Huế thường truyền tai nhau rằng, nếu ai đến Huế mà không lên cầu Tràng Tiền thì chưa coi là tới Huế, mà đó mới chỉ là tạt qua nơi đây mà thôi.
Vậy lý do gì để cầu Tràng Tiền trở thành một địa điểm nhất định phải tới khi đến Cố đô?
Hãy cùng chuyên trang Portfolio tìm hiểu về lịch sử cầu Tràng Tiền với sứ mệnh biểu trưng cho vẻ đẹp của vùng đất và con người của xứ Huế mộng mơ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cầu Tràng Tiền – chứng nhân lịch sử của con người xứ Huế
Nhắc đến Huế ta không chỉ nhớ ngay đến sông Hương, núi Ngự, đến chiếc nón bài thơ duyên dáng mà còn nhớ đến một cầu Tràng Tiền với niềm tự hào dâng trào.
Nếu như cầu Long Biên là nhân chứng sống cho những đau thương trong lịch sử đấu tranh giữ nước của người dân Hà Nội thì cầu Tràng Tiền cũng là một phần không thể thiếu trong những trang sử của vùng đất cố đô.
Cầu được xây dựng từ khoảng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX với kỹ thuật xây dựng bằng thép đến từ Phương Tây.
Tại thời điểm khởi công, đây là cây cầu đầu tiên có mặt ở khu vực Đông Dương với chiều dài lên đến hơn 400 mét và 6 nhịp dầm thép.
Hơn 100 năm hình thành và phát triển, cầu Tràng Tiền đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử xứ Huế.
Cây cầu lúc bấy giờ là niềm tự hào của chính quyền thực dân về kỹ thuật xây dựng tân tiến. Không may sau đó, cây cầu gặp phải trận bão và bị đổ sập 4 nhip cầu.
Đến thời vua Bảo Đại năm 1937, cầu Tràng Tiền được tiếp tục trùng tu và mở rộng thêm làn cho người đi xe đạp và đi bộ hai bên.
Cầu Tràng Tiền trải qua nỗi đau “cắt da cắt thịt” nặng nề nhất trong cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.
Cây cầu gần như bị đổ sập vì đạn bom và được trùng tu lại dần sau đó. Đến năm 1991, sau khi kết thúc trùng tu và mở rộng, cây cầu chính thức đổi từ tên gọi cầu Trường Tiền sang Tràng Tiền như hiện nay.
Năm 2002, Festival Huế diễn ra đã thay đổi diện mạo cho cầu Tràng Tiền bằng hệ thống đèn chiếu sáng 7 màu lung linh, biến ảo vào hấp dẫn du khách mỗi lần ghé qua.
2. Chất Huế nhẹ nhàng qua thiết kế cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền được thiết kế theo lối kiến trúc Gô Tích với 6 nhịp dầm thép hình vàng lược từ trên cao xuống mặt đường. Dù là một công trình xây dựng nhưng dường như Tràng Tiền cũng thấm đẫm hồn cốt của một con người xứ Huế.
Sau những lớp sắt thép, bê tông cứng nhắc người ta thấy một cầu Tràng Tiền bình dị, mềm mại và nhẹ nhàng rất đậm chất Huế.
Hình ảnh cầu Tràng Tiền như một chiếc lược cong cong chải xuống dòng nước Hương Giang mềm mại, trong sáng như một chiếc gương cỡ lớn khiến không ít người phải dừng chân mê mẩn.
Cầu Tràng Tiền với sự phai màu của năm tháng in hình xuống đáy nước trong, những tán phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông, những tà áo dài của người con gái Huế là tà bay trong gió,… tất cả tạo nên một sự thi vị mà không thể tìm thấy bất cứ đâu trên dải đất hình chữ S này.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, cây cầu là nơi dãi bày và chứa đựng bao tâm tình của người dân xứ Huế cũng như du khách thập phương mỗi lần ghé qua.
3. Thời điểm thích hợp để đi du lịch Huế và “check – in” Cầu Tràng Tiền
Xứ Huế vốn là một vùng đất chuyển tiếp giữa hai miền Nam- Bắc nên thời tiết nơi đây là sự hòa hợp của cả hai miền đất nước.
Cây cầu Tràng Tiền cũng như một cây cầu kết nối, chuyển tiếp và làm giảm bớt phần khắc nghiệt của hai vùng, tạo ra miền khí hậu ôn hòa.
Tuy vậy, vùng đất cố đô vốn nổi tiếng mưa nhiều nên khi đi du lịch bạn cần đặc biệt theo dõi dự báo thời tiết.
Thường thì mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và là đỉnh điểm của các đợt bão lũ.
Chính vì vậy, khung cảnh ở Huế những ngày này sẽ không được tĩnh lặng và thơ mộng như tưởng tượng.
Những người đi du lịch Huế đã để lại kinh nghiệm rằng du lịch Huế vào khoảng giao mùa giữa xuân sang hạ và thu sang đông là thời điểm đẹp nhất.
Lúc này, thời tiết ở Huế ôn hòa, khí hậu mát mẻ sẽ thuận tiện cho việc tham quan, ngắm cảnh thành phố và sông nước từ cầu Tràng Tiền hơn.
Nếu như Hà Nội với 12 mùa hoa luôn rực rỡ sắc màu thì Huế cũng chả hề kém cạnh với mùa hoa ngô đồng vào tháng 3, tháng tư, mùa hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông Hương và cạnh cầu Tràng Tiền, mùa hoa sen thơm ngát nở rộ trong hoàng thành.
Vì vậy, nếu muốn ghé thăm Tràng Tiền hãy nhớ ghé qua vào mùa hè để chứng kiến bức tranh thiên nhiên thơ mộng nhất nhé.
4. Ăn gì, chơi gì khi đến Huế
Từ cầu Tràng Tiền, bạn có thể di chuyển dễ dàng đến các điểm vui chơi nổi tiếng nhất của thành phố Huế.
Ngay cạnh chân cầu là điểm cung cấp dịch vụ du lịch thuyền rồng trên sông Hương.
Hãy di chuyển đến bến Tòa Khâm trên đường Lê Lợi để mua vé thuyền rồng du lịch nhé. Từ trên thuyền, bạn có thể ngắm cảnh và theo dõi nhịp sống thanh nhã của những người dân miền cố đô.
Vào mỗi buổi tối, bạn có thể mua vé nghe ca Huế trên sông Hương với mức giá dao động từ 80.000- 120.000 đồng hoặc đứng trên cầu Tràng Tiền để thưởng ngoạn cảnh thả đèn hoa đăng thơ mộng.
Bên cạnh đó, từ cầu Tràng Tiền hãy ghé qua những địa điểm di tích cổ kính khác như trường Quốc học Huế, đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, trường Hai Bà Trưng cùng hệ thống các điện đài, lăng tẩm trong khu cung đình Huế,…
Hệ thống lưu trú của Huế cũng tập trung chủ yêu trên tuyến phố Lê Lợi gần cầu Tràng Tiền với mức giá dao động từ 150.000 – 300.000 đồng/ đêm nên bạn có thể thoải mái lựa chọn cho phù hợp với túi tiền của mình nhé.
Nếu có kinh phí thoải mái hơn, bạn có thể chọn thêm những khách sạn cao cấp với dịch vụ đi kèm đẳng cấp hơn nữa.
Ngay dưới chân cầu Tràng Tiền là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu tấp nập người qua lại và hệ thống ẩm thực phong phú có thể kể đến như: cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, vả Huế, bánh khoai, bánh ướt,…
Ngày nay, cầu Tràng Tiền không chỉ là cầu nối giao thông cho người bản địa mà còn là biểu tượng cho lịch sử hào hùng của dân tộc, là niềm tự hào của những thành phố du lịch của Việt Nam nói chung.
Nếu một lần đến Huế, đừng bỏ lỡ cây cầu nổi tiếng bậc nhất ở vùng đất nón bài thơ này nhé.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật những địa điểm du lịch hấp dẫn khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!
Thái Sương – Tổng hợp nguồn Internet