(Gotrangtri.vn) Việt Nam ta có truyền thống văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc với rất nhiều thể loại nghệ thuật độc đáo.
Bên cạnh hát chèo, hát tuồng hay cải lương,… hát xoan cũng là một di sản văn hóa phi vật thể đáng tự hào và cần được bảo tồn của dân tộc.
Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Portfolio tìm hiểu nghệ thuật hát xoan và nét đặc sắc của Hội xoan Phú Thọ trong bài viết này nhé!
1. Vài nét về nghệ thuật hát xoan Phú Thọ
1.1. Lịch sử và ý nghĩa của nghệ thuật hát xoan Phú Thọ
Theo truyền thuyết dân gian, tại vùng đất tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước (hơn 2000 năm trước Công nguyên), sau đó truyền rộng rãi trong dân chúng, được tổ chức thành các phường hát và bảo tồn đến ngày nay.
Là di sản phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn, hát Xoan Phú Thọ bao gồm: hát, múa, gõ trống và phách.
Hát Xoan gắn liền với việc thờ cúng Hùng Vương, bắt nguồn từ nét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt; là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc cho dân làng…
Hát Xoan cũng là một nghệ thuật trình diễn cộng đồng, nuôi dưỡng sự hiểu biết văn hóa, sự gắn kết cộng đồng và tôn trọng lẫn nhau.
Mỗi mùa xuân, vào ngày mùng 5 âm lịch, các phường hát xoan thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi phường chọn một cửa đình làm vị trí hát. Phong tục hát cửa đình nhằm mục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau.
1.2. Đặc điểm của nghệ thuật hát xoan Phú Thọ
Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát xoan Phú Thọ trong lễ hội chính là hình thức để nam nữ hát trao duyên.
Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục – Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi.
Hiện nay, Viện Âm nhạc Việt Nam đã sưu tầm được 31 bài Hát Xoan và nhiều phường Xoan đã được thành lập.
Có 33 câu lạc bộ Hát Xoan hiện đang sinh hoạt, các hội thảo được tổ chức để mở rộng kiến thức về Hát Xoan. Các phường Xoan và cộng đồng, các học viên và các tổ chức có liên quan đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật của quốc gia.
Năm 2017, nghệ thuật hát xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật hát xoan thực sự đã đóng góp rất lớn vào bức tranh đẹp về văn hóa dân gian của dân tộc Việt Nam.
2. Đặc sắc nghệ thuật hát xoan Phú Thọ và Lễ hội đền Hùng
2.1. Phần nghi lễ của Lễ hội đền Hùng
Hội xoan thường tổ chức vào dịp đầu năm, đặc biệt là dịp Lễ hội đền Hùng Phú Thọ, ngày lễ linh thiêng và cao cả trong tâm thức dân gian Việt Nam.
Lễ hội được tổ chức vào khoảng thời gian kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội.
Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ.
Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương du lịch đền Hùng vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng.
2.2. Phần hội đặc sắc với nghệ thuật hát xoan Phú Thọ
Sau phần lễ là đến phần hội, năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn.
Phong tục này biểu hiện rõ nét hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc.
Một điểm đặc trưng không thể thiếu trong lễ hội đền Hùng chính là Hội xoan Phú Thọ.
Mở đầu, ông trùm phường Xoan Kim Đức cùng chủ tế đứng trước hương án hát chúc bằng bài khấn nguyện. Sau đó, một kép trẻ đeo trống nhỏ trước ngực ra biểu diễn giáo trống, giáo pháo.
Tiếp theo, bốn cô đào ra hát thơ nhang và dâng hương bằng giọng hát lề lối. Cuối cùng là phần hát những bài ca ngợi thánh thần kết thúc phần nghi lễ của Xoan.
Dưới chân núi đền Hùng, các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên bằng điệu hát xoan truyền thống tạo nên một không khí vui vẻ, nhộn nhịp làm cho du khách hết sức thích thú.
Hát xoan Phú Thọ và Hội xoan là di sản văn hóa vô giá của người dân vùng đất Tổ – tỉnh Phú Thọ cũng như của cả dân tộc.
Các phường xoan ở đây đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ để những ngày hội làng, ngày lễ Tết của dân tộc nhằm gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này.
Những làn điệu hát xoan mượt mà, thắm đượm tình quê, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.
3. Lời kết
Để trải nghiệm thực tế hơn các làn điệu hát xoan nổi tiếng, hãy một lần đặt chân đến vùng đất Tổ Phú Thọ nhé.
Nếu bạn không có dịp khám phá mùa lễ hội đầu năm thì vẫn có thể ghé thăm các phường hát ở đây để nghe các cô chú nghệ nhân biểu diễn, kể chuyện tâm sự về nghệ thuật hát xoan độc đáo này đấy!
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để tìm hiểu thêm về văn hóa thủ công mỹ nghệ của dân tộc cũng như cập nhật các xu hướng mới trong thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
Thu Hà – Tổng hợp internet