(Gotrangtri.vn) Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, miền Tây còn là nơi được nhiều người biết đến bởi sự phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Làng nghề bánh pía Vũng Thơm là một trong số đó, là nơi sản xuất ra loại bánh thơm ngon đặc trưng của miền đất này.
Hãy cùng Portfolio bắt đầu chuyến hành trình ghé thăm làng nghề bánh pía Vũng Thơm (Sóc Trăng) ngay bây giờ nhé!
1. Vài nét về làng nghề bánh pía Vũng Thơm
Theo trục đường chính từ Cần Thơ đi Cà Mau, ngang qua địa phận Sóc Trăng, du khách dễ dàng bắt gặp những dãy hàng quán trang trí rực rỡ với hai màu chủ đạo đỏ, vàng nằm san sát nhau như một lời chào mời bạn đã đến với quê hương của món bánh Pía nổi danh, nơi có làng nghề truyền thống Vũng Thơm.
Tương truyền, bánh pía xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, chiếc bánh này khi đó là lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày khó khăn cơ cực.
Về sau, khi đã ổn định cuộc sống, món bánh được chế biến theo nguyên liệu và khẩu vị của người Việt.
Dần dần, bánh pía trở thành đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu hình thành làng nghề và kinh doanh.
Người phương xa đi ngang Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phong bánh bía về làm quà cho người thân, như mang theo hương vị ngọt ngào, chân chất của vùng quê Nam Bộ.
- Chùa mía ở Sơn Tây – Nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật ở Việt Nam
- Làng tơ Cổ Chất – giữ lửa nghề ươm tơ truyền thống của dân tộc.
- Tìm hiểu nghệ thuật nặn tò he ở làng tò he Hà Dương – Nam Định.
Ngày nay, làng nghề bánh pía Vũng Thơm đã dần phát triển theo hướng hiện đại hóa. Lò bánh được xây dựng khá quy mô và được đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Vì sao bánh pía Vũng Thơm được khen là đặc sản ngon nức tiếng Nam Bộ?
Bánh pía được yêu thích bởi có một mùi thơm và hương vị đậm đà rất đặc trưng mà không món bánh nào giống được.
Thế nhưng, để tạo ra một chiếc bánh ngon đúng hiệu cần phải tỉ mỉ, trải qua nhiều giai đoạn cầu kỳ và tuân thủ bí quyết gia truyền.
Để có một mẻ bánh Pía thơm ngon, hấp dẫn, người thợ phải qua nhiều công đoạn cầu kì và tỉ mẩn.
Trước tiên, bột mì được trộn nhuyễn với đường cát trắng, cán mỏng tang, đảm bảo xếp chồng được nhiều lớp.
Tiếp theo là công đoạn nắn nhân, tùy từng loại bánh, bí quyết của từng nơi mà nhân bánh được chế biến theo cách riêng.
Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn với đường, xay nhuyễn, cho thêm mỡ nước tạo nên mùi vị beo béo. Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để giữ được lâu. Riêng lòng đỏ hột vịt muối đặt giữa làm nhân.
Tùy từng loại bánh mà người ta sẽ đặt loại nhân phù hợp, vừa vặn vào lớp vỏ bánh, miết kín bột và ấn dẹp.
Trước khi đem nướng, người thợ sẽ thoa dầu ăn lên khay bánh rồi cho vào lò. Khi vỏ bánh chuyển sang màu vàng ươm, dậy hương cũng là lúc mẻ bánh hoàn chỉnh.
Làng nghề bánh pía Vũng Thơm đã tạo nên thương hiệu bánh pía Sóc Trăng nổi tiếng, góp phần vào bức tranh quê hương mộc mạc mà ngọt ngào của miền quê Nam Bộ. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị về nơi sản xuất ra món đặc sản mà chúng ta vẫn yêu thích này.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để tiếp tục tìm hiểu về văn hóa, mỹ nghệ truyền thống của dân tộc, cũng như được cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất mới nhất nhé!