(Gotrangtri.vn) Đất nước Ấn Độ với lịch sử 5000 năm của nền văn minh rực rỡ bên dòng sông Hằng Huyền Bí đã hình thành nên rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Phật Giáo, Hindu Giáo, Hồi Giáo,… Với lòng tin và tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, từ ngàn năm nay người Ấn Độ đã sáng tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt đẹp có giá trị văn hóa và lịch sử cho văn minh nhân loại.
Trong bài viết hôm nay, mời độc giả của Portfolio chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo đó nhé!
1. Kiến trúc Ấn Độ: Các đền thờ nổi tiếng
1.1. Đền Taj Mahal
Đền Taj Mahal ở Ấn Độ không chỉ là biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất của đất nước này mà còn là tuyệt tác kiến trúc của cả nhân loại. Công trình tuyệt đẹp này được xây dựng heo hình thức kiến trúc đặc trưng nhất của Hồi Giáo. Tổng thể hình học của cả ngôi đền được xây dựng theo hình bát giác từ cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ.
Đền Taj Mahal là công trình kiến trúc Ấn Độ đặc trưng – Ảnh internet
Ở Phía trung tâm của đền Mahal là mái vòm tròn đồ sộ có chiều cao 75 m và bốn ngọn tháp nhọn có chiều cao khoảng 40m. Những vật liệu lấp lánh sắc màu từ các đá quý được dùng để trang trí tạo nên đường nét tinh xảo và cầu kì cho không gian ngôi đền.
Đây không chỉ là là tuyệt tác kiến trúc Ấn Độ mà còn là công trình vĩ đại của cả nhân loại – Ảnh internet
Đền Taj Mahal được dân chúng ví như một “tòa lâu đài của ảo thuật”, phản ánh sự kỳ diệu của sắc màu từ đất trời xung quanh theo từng khoảnh khắc trong ngày. Trải qua thời gian hàng ngàn năm, ngôi đền vẫn luôn luôn là điểm đến không thể bỏ qua cho những du khách yêu mến đất nước Ấn Độ huyền bí.
Đền Taj Mahal được dân chúng ví như một “tòa lâu đài của ảo thuật” – Ảnh internet
1.2. Harmandir Sahib (Đền Vàng)
Đền Vàng tọa lạc ở ở Amritsar, Punjab, giữa biên giới Pakistan và Ấn Độ, đây là ngôi đền có kiến trúc Ấn Độ tuyệt đẹp bậc nhất. Ngôi đền là biểu tượng tâm linh thiêng liêng nhất của các tín độ tôn giáo Sikh trên khắp thế giới. Đền Vàng được xây dựng vào năm 1574 với vật liệu là 100 kg vàng ròng, số vàng này được dát lên mặt ngoài và mái vòm của thánh đường để thể hiện lòng tôn kính sâu sắc của họ đến với Chúa Trời tối cao.
Kiến Trúc Ấn Độ: Harmandir Sahib – Ảnh internet
Đền Harmandir Sahib nằm ở một vị trí thấp, được bao quanh bởi hồ nước Amrit Sarovar – hay còn gọi là Hồ Nước Tâm Linh, một địa điểm để kết nối linh hồn với thế giới bên kia. Điều này rất khác với những công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc phổ biến của đạo Sikh là xây ở chỗ cao.
Công trình kiến trúc Ấn Độ Đền Vàng tọa lạc ở ở Amritsar, Punjab, giữa biên giới Pakistan và Ấn Độ – Ảnh internet
Ngôi đền linh thiêng Harmandir Sahib có 4 cửa ra vào nhằm thể hiện tư tưởng thân thiện và chào đón mọi người đến để tìm hiểu về thế giới tâm linh của đạo Sikh. Công trình kiến trúc Ấn Độ này rất khác với sự bí ẩn của những tôn giáo khác.
Ngôi đền tiêu biểu cho kiến trúc Ấn Độ linh thiêng Harmandir Sahib có 4 cửa ra vào – Ảnh internet
Vẻ đẹp lộng lẫy của vàng cùng phong cách trang trí tinh xảo, đền Harmandir Sahib khiến du khách đến đây thực sự mãn nhãn khi ngắm nhìn tuyệt tác kiến trúc và tôn giáo này. Ddến đây du khác sẽ có cảm giác thanh tĩnh tâm hồn, mọi phiền não đều được gạt bỏ ra ngoài.
1.3. Đền Mahabalipuram
Đền Mahabalipuram là một trong những công trình kiến trúc Ấn Độ tiêu biểu nhất, là một thánh tích vô cùng hoành tráng và độc đáo, tượng trưng cho thời kỳ vàng son của Ấn Độ Giáo. Ngôi đền được xây dựng vào những năm 630 đến 715, công trình này minh chứng cho sự kỳ công tuyệt vời của người dân, công trình được chế tác hoàn toàn từ những khối đá thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là đá núi lửa nguyên khối. Hình dáng của các ngôi đền tại đây đềucó móc hình vành khăn, được phủ lên bốn mặt bằng vô số các tượng đá điêu khắc từ nguồn cảm hứng bất tận của sử thi Mahabharata.
Kiến Trúc Ấn Độ: Đền Mahabalipuram – Ảnh internet
Đền Mahabalipuram mang nhiều hình thái phong phú và có xu hướng thu nhỏ dần về phía đỉnh tháp. Đền Mahabalipuram được đánh giá là một tuyệt tác diệu kỳ của miền Nam Ấn Độ cũng như là di sản văn hóa tuyệt vời của nhân loại với phong cách điêu khắc sáng tạo và bút pháp mạnh mẽ, sống động.
Đền Mahabalipuram là một trong những công trình kiến trúc Ấn Độ tiêu biểu nhất – Ảnh internet
Đến tham quan tổng thể công trình này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự hoành tráng và công phu của công trình tiêu biểu cho đỉnh cao của nghệ thuật và tìm hiểu về thế giới vũ trụ luận của người Ấn Độ xưa.
2. Kiến trúc Ấn Độ: Lăng mộ và cung điện.
2.1. Lăng mộ Humayun
Lăng mộ Humayun tọa lạc tại trung tâm thủ đô New Delhi, là công trình kiến trúc Ấn Độ vô cùng nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. Công trình này là biểu tượng tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mughal. Công trình được xây dựng vào năm 1562 có tổng chiều cao là 47 m. Lăng mộ Humayun đươc chế tác theo cảm hứng từ kiến trúc của Đế Quốc Ba Tư với nguồn vật liệu là cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ.
Kiến trúc Ấn Độ: Lăng mộ Humayun – Ảnh internet
Đến với lăng mộ Humayun, du khách sẽ có dịp ngất ngây trước vẻ đẹp uy nga và tráng lệ của một tuyệt tác nghệ thuật tinh xảo và kỳ công bậc nhất trong lịch sử xây dựng của Ấn Độ.
Lăng mộ Humayun đươc chế tác theo cảm hứng từ kiến trúc của Đế Quốc Ba Tư – Ảnh internet
Tính đến thời điểm hiện tại, lăng mộ Humayun vẫn được coi là công trình kiến trúc Ấn Độ với danh hiệu ngôi mộ đẹp nhất hành tinh
2.2. Cung điện Mysore
Cung điện Mysore là một trong những công trình kiến trúc Ấn Độ cổ nhất ở đất nước nay, đây là niềm tự hào của nhân dân đất nước Ấn Độ, là cing điện lộng lẫy bậc nhất tọa lạc tại bang Karnataka. Cung điện được xây dựng từ thế kỉ 14, trước đây nơi đây là tòa nhà của một gia đình Hoàng Gia Wodeyars cai trị thành phố trong khoảng thời gian 1399 đến 1950.
Kiến trúc Ấn Độ: Cung điện Mysore – Ảnh internet
Tổng thể kiến trúc của cung điện Mysore là một sự kết hợp hoàn hảo và độc đáo từ nhiều phong cách khác nhau như: Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Gothic và Rajput. Cung điện được xây dựng theo phong cách đặc trưng của kiến trúc Gothic thời Trung Cổ hòa quyện vào giá trị nghệ thuật truyền thống của Ấn Độ.
Tổng thể kiến trúc của cung điện Mysore là một sự kết hợp hoàn hảo và độc đáo từ nhiều phong cách khác nhau – Ảnh internet
Vật liệu chính để xây dựng cung điện là đá granite xám và cẩm thạch hồng, nơi đây còn là một bảo tàng văn hóa giá trị như: điêu khắc, hội họa, vũ khí,… được lưu giữ từ thế kỉ 14 đến tận ngày nay. Khi màn đêm buông xuống, cung điện thu hút ánh nhìn bởi vẻ đẹp rực rỡ và lộng lẫy như một tác phẩm cổ tích khi được thắp sáng linh lung từ 100.000 bóng đèn điện trang trí khắp bốn mặt của tòa nhà.
Trên đây là những công trình kiến trúc Ấn Độ cổ vô cùng nổi tiếng và độc đáo. Nếu có dịp đến với đất nước Ấn Độ, bạn hãy tới một trong những công trình này và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của chúng nhé. Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật những công trình xây dựng độc đáo khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!
Thái Sương – Tổng hợp nguồn internet