Hotline tư vấn

0899-189-455
cung-dien-tho

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Chuyên mục: Kiến trúc


(Gotrangtri.vn) Lăng tẩm, cung điện cổ của xứ Huế luôn là một điểm đến thu hút du khách mỗi lần bước chân về vùng đất của hoài niệm.

Hôm nay, hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá Cung Diên Thọ – một trong số những di tích có quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo bậc nhất còn lại từ triều đại nhà Nguyễn nhé!

1. Lược sử Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ là một trong số những cung điện nổi bật nhất còn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay của cố đô Huế về quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo riêng. Diên Thọ Cung được trên vùng đất phía Tây của Tử Cấm Thành, giáp cung Trường Sanh về phía Nam và điện Phụng Tiên về phía Bắc.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Hình ảnh của cung Diên Thọ (ảnh internet)

Tiền thân của Cung Diên Thọ là khi năm 1802, vua Gia Long lên ngôi và chọn Phú Xuân để đóng đô. Ông đã cho xây dựng một loạt công trình để tỏ rõ thế lực của mình với bên ngoài. Cung Diên Thọ ban đầu là cung Trường Thọ là nơi ở của Vương thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Một số công trình không còn nguyên vẹn của cung Diên Thọ (Ảnh internet)

Sau khi vua Gia Long băng hà, vua Minh Mạng lên ngôi vua năm 1820 và xây dựng thêm nhiều hạng mục cho đến tận ngày nay. Sau đó đến năm 1848, vua Tự Đức hạ lệnh cho dỡ bỏ kết cấu ban đầu của cung Từ Thọ và xây dựng lại thành Cung Diên Thọ với diện mạo như hiện nay.

Sau sự sụp đổ của triều đình nhà Nguyễn vào năm 1945, đa số các công trình thuộc quần thể kiến trúc Đại Nội cung đình Huế bị tàn phá nghiêm trọng hoặc biến mất do chiến tranh. Tuy nhiên, toàn bộ khuôn viên của cung Diên Thọ cung hầu như vẫn được giữ nguyên, để lại cho hậu thế một nhân chứng nguyên vẹn nhất về lịch sử cũng như biểu tượng cho kiến trúc cung đình Huế.

2. Kiến trúc cung đình ấn tượng trong Cung Diên Thọ

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cụm di tích Cung Diên Thọ đã từng bị phá hủy rồi trùng tu nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên được những độc đáo kiến trúc từ thời vua Tự Đức.

Toàn bộ cụm kiến trúc cung Diên Thọ được bao bọc bởi bức tường gạch cao hơn 2 mét. Tại bốn hướng cửa: Diễn Trạch phía Bắc, Địch Tường phía Tây, Thiện Khánh phía Đông, Thọ Chỉ phía Nam đều được trạm trổ rất tinh xảo. Trong đó, hai cửa được coi là quan trọng nhất là cửa Thọ Chỉ và Thiện Khánh.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Khuôn viên bên ngoài cung Diên Thọ (ảnh internet)

Khuôn viên của cung Diên Thọ được giới hạn bằng bức tường gạch cao trên 2m, trổ bốn cửa theo bốn hướng, Bắc là cửa Diễn Trạch, Tây là cửa Địch Tường, Đông là cửa Thiện Khánh, Nam là cửa Thọ Chỉ. Trong bốn cửa này, cửa Thọ Chỉ và cửa Thiện Khánh là hai cửa quan trọng nhất.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Khung cảnh bên trong cung Diên Thọ (ảnh internet)

Bước chân vào là Cổng Thọ Chỉ, bạn sẽ thấy ngay bức bình phong gỗ to lớn đồ sộ che cho ngôi chính điện Diên Thọ – nơi ở của Thái Hậu. Phần cửa Diễn Trạch phía Nam của cung cũng có một bức bình phong khác. Các tấm bình phong được đặt tại các cửa cung làm vật phong thủy theo quan niệm sẽ có tác dụng ngăn tà khí, tạo nên sự uy nghi của chốn thâm cung.

3. Điểm nhấn từ tòa chính điện của Cung Diên Thọ

Phía sâu trong cung Diên Thọ là nhiều bí ẩn được lưu giữ từ thời triều đại nhà Nguyễn đến tận ngày nay. Trung tâm của công trình là tòa Diên Thọ chính điện được tạo nên bởi gạch và gỗ sơn đen. Về tổng thể, chính điện được xây dựng theo hình chữ nhật với diện tích lên đến 960m2.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Những tàn tích còn sót lại đến ngày nay (Ảnh internet)

Điện có quy mô rất to lớn đồ sộ, nhưng không được sơn son thếp vàng mà vẫn giữ màu nâu của gỗ nên rất ấm áp và gần gũi. Không gian điện được bài trí đơn giản và chia thành hai phần tách bạch: phần trước là nơi tiếp khách vào dịp lễ tết, phần sau là không gian riêng tư cho chủ nhân ăn nghỉ, sinh hoạt.

Mái cung Diên Thọ gồm 2 tầng được lợp ngói lưu ly vàng trên đỉnh. Trên nóc mái được trang trí bằng hình điêu khắc chim phượng – tượng trưng cho sự tôn quý và địa vị của những cung phi hoàng tộc.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Kiến trúc cung Diện Thọ (ảnh internet)

Ngay sau cung Diên Thọ là cung Trường Sanh với chức năng là một vườn Ngự để các cung nữ, hoàng hậu và phi tần đến thưởng hoa. Theo các ghi chép cổ thì ban đầu nơi đây giống như một bức tranh trang trí đẹp bởi lầu son gác tía, hồ nước, điện đài và hoa bướm rợp trời. Qua thời gian, cụm kiến trúc này đã bị phá hủy nhưng sau khi trùng tu vẫn giữ được hồn cốt nên thơ của một thời vàng son.

Hệ thống hành lang, trường lang và hồi lang lợp ngói lưu ly xanh nối thông các cung tầm trong Diên Thọ cung lại với nhau tạo nên một quần thể liền mạch, khép kín.

4. Những kiến trúc cung đình độc đáo ngoài cung Diên Thọ

Khép lại hành trình khám phá cung Diên Thọ, bạn hãy tiếp tục cuộc hành trình của mình đến với các hệ thống cung điện lăng tẩm khác của các vị vua chúa nhà Nguyễn tại Huế đã được xem là di sản của thế giới.

Điện Thái Hòa cũng giống như cung Diên Thọ được xem là những biểu tượng cho một thời hoàng kim của triều đình nhà Nguyễn trên đất nước ta. Điện Thái Hòa và Sân Đại Triều Nghi là nơi diễn ra các buổi chầu quan trọng của triều đình nhà Nguyễn trong quá khứ. Ngoài kiến trúc sang trọng, tỉ mỉ và tinh tế trên các vật liệu kiến trúc, điện Thái Hòa còn đặc biệt bởi hồ nước bao bọc ngay phía trước mặt tạo nên một khung cảnh trang nhã.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Điện Thái Hòa (Ảnh internet)

Nằm trong quần thể di tích cố đô Huế cùng cung Diên Thọ phải nhắc đến Từ Cấm Thành. Tử Cấm Thành được xây dựng làm nơi ở cho vua và các thân gia trong hoàng triều nhà Nguyễn. Nơi đây chủ yếu là nơi sinh hoạt của đế vương với hơn 50 công trình kiến trúc quy mô đa dạng như: Điện Càn Thanh nơi vua đọc sách nghỉ ngơi, Điện Cần Chánh nơi vua thiết triều và bày yến tiệc, Tả Vu và Hữu Vu,…

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Tử Cấm Thành nằm trong quần thể kiến trúc cung Diên Thọ (Ảnh internet)

5. Các hoạt động vui chơi giải trí tổ chức trong Cung Diên Thọ và Đại Nội Huế

Đến tham quan Đại Nội Huế cũng như cung Diên Thọ bạn có dịp trải nghiệm đêm Hoàng cung được tổ chức định kỳ vào mỗi thứ Bảy trong tuần. Ánh đèn từ các công trình được thắp sáng ngập tràn, những nghi lễ cung đình cổ xưa được tái hiện sẽ làm cho chuyến hành trình khám phá của bạn thêm sinh động.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Các hoạt động vui chơi ở đại nội cũng như cung Diên Thọ (Ảnh internet)

Bên cạnh đó, khu Đại Nội Huế còn mở cửa cho du khách tham quan vào ban đêm trong khung giờ 19 – 22h để bạn có thể tham quan và tạo cho mình những bức hình sống ảo lung linh, huyền ảo nhất.

Bí mật cuộc sống hậu cung triều Nguyễn qua kiến trúc Cung Diên Thọ

Đại nội Huế (ảnh internet)

Nếu một lần đến Huế, đừng quên ghé qua cung Diên Thọ để khám phá về lịch sử của dân tộc những ngày xa xưa đồng thời tạo cho mình những tấm hình sống ảo tuyệt nhất nhé!

Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật những địa điểm du lịch hấp dẫn khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục :

Theo Thái Sương – Tổng hợp

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada