Hotline tư vấn

0899-189-455
gia-tri-truyen-thong-cua-lang-Viet10

Bảo tồn giá trị truyền thống của làng Việt trong thời kỳ đổi mới

Chuyên mục: Làng nghề


(Gotrangtri.vn) Bảo tồn các giá trị truyền thống của làng Việt trong quá trình phát triển thực sự là một thách thức lớn.

Cùng với quá trình phát triển của đất nước là sự mất mát của những di sản truyền thống và những giá trị cốt lõi được tích tụ, lưu truyền từ hàng trăm năm qua.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Portfolio tìm ra chìa khóa giải quyết vấn đề bảo tồn những giá trị truyền thống của làng Việt trong thời kỳ đổi mới với những phân tích của kiến trúc sư Lê Thành Vinh được đăng trên tạp chí kiến trúc. 

1. Giá trị truyền thống của làng Việt trong tổ chức xã hội của người Việt

Làng là đơn vị tụ cư truyền thống lâu đời ở nông thôn Việt Nam, nơi mà từ bao đời nay người Việt cư trú, lao động sản xuất và tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần.

Làng là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng, là những buổi chiều muộn bên bàn trà gỗ mộc mạc, điếu thuốc, bên bàn cờ dưới dốc cây đa.

Lâu dần, những hoạt động sinh hoạt hằng ngày hình thành nếp sống cộng đồng riêng, tạo ra văn hóa làng, một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.

Xây dựng nhà mới phá vỡ khung cảnh và giá trị truyền thống tại làng Cự Đà (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Xây dựng nhà mới phá vỡ khung cảnh và giá trị truyền thống tại làng Cự Đà (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Ở Việt Nam, làng trở nên quan trọng vì nó gắn liền với mối liên kết cộng đồng: dòng họ, phe giáp, phường thợ.

Làng cũng là nơi tụ cư của một cộng đồng về văn hóa xã hội với các phong tục, tập quán chặt chẽ, các giá trị truyền thống và chuẩn mực chung về sinh hoạt, lối sống, tâm lý, tư tưởng, đạo đức, phương thức ứng xử trong gia đình, cộng đồng cũng như phương thức ứng xử với tự nhiên, môi trường sinh sống,…

Bảo tồn giá trị truyền thống của làng Việt trong thời kỳ đổi mới

2. Nhìn nhận, đánh giá giá trị truyền thống của làng Việt

Giá trị truyền thống của làng Việt được nhận diện và đánh giá bởi một hệ tư tưởng đa dạng, tổng hòa, đã được tích tụ, lưu truyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại của nó.

Việc đó bắt nguồn từ việc nhận diện các giá trị truyền thống từ quá khứ tạo nên bản sắc, đặc trưng của mỗi ngôi làng, đó là văn hóa tổng hợp trong đó có cấu trúc không gian làng xã truyền thống, những công trình kiến trúc và cảnh quan cùng toàn bộ cuộc sống cộng đồng dân cư với mối quan hệ sinh thái bền vững.

Mỗi làng đều có những đặc trưng riêng, phụ thuộc nhiều vào việc cải tạo và thích ứng với môi trường tự nhiên ở đó.

Cổng làng Đường Lâm (ảnh Lê Bích)

Cổng làng Đường Lâm (ảnh Lê Bích)

Trong quá sinh hoạt, canh tác và sản xuất, các cộng đồng cư dân làng xã ngày càng tích lũy kinh nghiệm để chung sống hài hòa và tận dụng tốt hơn các điều kiện tự nhiên. Những tri thức đó cũng được ứng dụng vào các hoạt động xã hội.

Đây chính là những yếu tố tạo nên giá trị truyền thống của làng Việt. Và chính mối quan hệ mật thiết, hài hòa với tự nhiên trong sản xuất cũng như trong đời sống đã tạo ra cho các cộng đồng dân cư những giá trị truyền thống về văn hóa, tinh thần hết sức phong phú, sáng tạo.

Những làng nghề trở thành điểm tựa văn hóa của cả dân tộc.

Việt Nam có gần 2000 làng nghề như làng nghề dệt may, làng nghề gốm mỹ nghệ, làng nghề sản xuất nội thất và tủ bếp gỗ tự nhiên,….

Làng nghề sản xuất nội thất Thanh Đa – Hà Nội (ảnh internet)

Làng nghề sản xuất nội thất Thanh Đa – Hà Nội (ảnh internet)

Nhìn nhận ở góc độ khác, chính các không gian, kiến trúc làng truyền thống do con người tạo nên trong quá trình thích nghi với tự nhiên lại tác động lại tới con người, là môi trường nuôi dưỡng, phát triển nhân cách, tạo ra bản sắc của một cộng đồng sống trong môi trường đó.

Và những bản sắc cộng đồng hay còn gọi là bản sắc vùng miền đó chính là nhân tố quan trọng của phát triển bền vững.

Bảo tồn giá trị truyền thống của làng Việt trong thời kỳ đổi mới

3. Những nguy cơ phá vỡ hay làm mất mát các giá trị truyền thống của làng Việt

Sự thay đổi mạnh mẽ trong quá trình phát triển tất yếu của làng xã đã mang lại các tác động tích cực về đời sống kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội và các giá trị tinh thần theo xu hướng hội nhập.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện những nguy cơ phá vỡ cấu trúc và tác động tiêu cực tới giá trị truyền thống của làng từ nhiều góc độ khác nhau.

Mặc dù văn hóa làng đã trở thành một phần bản sắc, nền móng của văn hóa Việt Nam, nhưng nhu cầu đổi mới, phát triển hay xu thế hội nhập vẫn là một quá trình tất yếu, mà trong đó, các yếu tố của văn hóa công nghiệp và văn hóa đô thị có thể chiếm ưu thế so với các yếu tố văn hóa truyền thống bản địa.

Thôn Miêng Thượng, Ứng Hòa, Hà Nội đã trở thành “làng tỷ phú” với các biệt thự san sát nhau (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Thôn Miêng Thượng, Ứng Hòa, Hà Nội đã trở thành “làng tỷ phú” với các biệt thự san sát nhau (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Việc cải thiện, xây dựng và “hiện đại hóa” các cơ sở hạ tầng trong làng truyền thống như xây mới các kiến trúc cao tầng xen lẫn hay thay thế các ngôi nhà cổ, bê tông hóa kiến trúc, “trẻ hóa” di tích, thu hẹp các không gian xanh, mặt nước… đã phá vỡ cấu trúc và cảnh quan không gian làng.

Thiết kế nội thất căn hộ nhà phố khép kín với rất ít sân vườn, cây xanh, không chỉ lạc lõng trong không gian làng, mà còn mất đi tính cộng đồng và sự gắn bó hữu cơ với môi trường thiên nhiên trong lối sống ở làng xã.

Đường làng Đồng kỵ được mở rộng (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Đường làng Đồng kỵ được mở rộng (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Ở các làng nghề truyền thống, việc tổ chức sản xuất tập trung, cơ khí hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất các sản phẩm thủ công đã làm thay đổi khung cảnh sản xuất truyền thống, làm mất đi những giá trị đặc thù của các sản phẩm, là những giá trị truyền thống văn hóa hiện hữu của làng.

Vận chuyển vật liệu để sản xuất tại đường làng Cự Đà (ảnh: tạp chí kiến trúc)

Vận chuyển vật liệu để sản xuất tại đường làng Cự Đà (ảnh: tạp chí kiến trúc)

  • Sự hạn chế trong nhận thức

Các giá trị truyền thống của làng Việt luôn được các tổ chức có trách nhiệm và các nhà nghiên cứu đánh giá đầy đủ, trân trọng và nỗ lực gìn giữ, phát huy.

Tuy nhiên, một số người dân là chủ thể của văn hóa làng lại không có nhận thức đầy đủ dẫn đến những hành vi vô tình xâm hại đến giá trị truyền thống của chính nơi mình sinh sống như lấn chiếm, xâm phạm đất đai của di tích, xây dựng tùy tiện phá vỡ cảnh quan làng, thương mại hóa các hoạt động văn hóa tín ngưỡng,…

Hội Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội (ảnh: internet)

Hội Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội (ảnh: internet)

Các hoạt động văn hóa truyền thống trong làng như lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng có nguy cơ biến đổi, chuyển hóa nếu không có nhận thức đầy đủ. Kết quả là giá trị truyền thống bị suy giảm.

4. Bảo tồn những giá trị truyền thống của làng Việt

Để có thể bảo tồn những giá trị của làng Việt trong sự phát triển, trước hết cần sự nhận diện được những giá trị truyền thống căn bản, cái đã tạo nên đặc trưng, bản sắc của mỗi ngôi làng.

Những giá trị truyền thống của làng hiện diện trong một không gian văn hóa – kiến trúc của làng, bao gồm ba thành tố là cấu trúc không gian, diện mạo kiến trúc, cảnh quan và các yếu tố năng động khác tạo ra bởi các hoạt động cư trú, sinh hoạt, sản xuất.

Lễ hội tại làng Diềm, Bắc Ninh đại diện cho những giá trị truyền thống của làng Việt (ảnh Lê Bích)

Lễ hội tại làng Diềm, Bắc Ninh đại diện cho những giá trị truyền thống của làng Việt (ảnh Lê Bích)

Có thể nói rằng giá trị truyền thống của làng Việt có vai trò dẫn dắt trong việc tạo dựng quá khứ, nối quá khứ với hiện tại và vì thế có vai trò tạo dựng tương lai.

Chúng có năng lực định hướng quá trình phát triển, đồng thời làm giảm gánh nặng cho việc tạo dựng những giá trị mới.

Do vậy, vấn đề của chúng ta là phải làm sao để tạo ra được sự tương tác phù hợp giữa chủ thể là cái vốn có với những yếu tố mới trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn biến động.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên của GoHome đã cung cấp đến bạn nguồn kiến thức hữu ích về những giá trị truyền thống của làng Việt.

Để cập nhật thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác về văn hóa  hãy ghé thăm gotrangtri.vn mỗi ngày bạn nhé!

Lê Kiều Oanh – Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí kiến trúc số 12/2016

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.


Bình luận bài viết

Hotline

Chat Zalo
Chat Facebook
Kênh Tiktok
Kênh Youtube
Lazada