Hotline tư vấn

0899-189-455

Điện Thái Hòa – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế

Chuyên mục: Kiến trúc


(Gotrangtri.vn) Điện Thái Hòa là 1 trong những công trình kiến trúc trong Hoàng Cung triều đại nhà Nguyễn. Xưa kia, nơi đây chính là nơi diễn ra những cuộc họp đại triều với sự tham gia của vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần.

Để khám phá được nghệ thuật đỉnh cao của kiến trúc nhà Nguyễn, hãy cùng chuyên trang Portfolio bắt đầu chuyến hành trình thăm quan điện Thái Hòa nhé!

Điện Thái Hòa – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế (Ảnh: Internet)

1. Đôi nét về điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa (chữ Hán: 太和殿) chính là cung điện có tọa lạc nằm ở khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Đây chính là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Theo lịch sử ghi chép lại thì cung điện này chính là trung tâm của đất nước thời phong kiến.

Tên Điện Thái Hòa được lấy từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” mang ý nghĩa khá đẹp là hài hòa, hòa hợp. “Thái Hòa” nghĩa là âm dương hội hợp mà dung hòa lại với nhau. Thế nên, nhà vua muốn trị vì được thiên hạ thái bình thì cần phải giữ được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cung và nhu thì mới mang đến nhiều điều tốt lành cho vạn vật.

1.1. Quá trình xây dựng

Công trình kiến trúc điện Thái Hòa được bắt đầu xây dựng từ ngày 21/2/1805 và vào tháng 10/1805 thì được hoàn thành. Thời xưa, điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay chừng khoảng 45m hướng về phía Tây Bắc.

1.2. Quá trình trùng tu

Quá trình trùng tu điện Thái Hòa (Ảnh: Internet)

Quá trình xây dựng và trùng tu cung điện Thái hòa được chia ra làm 3 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn thì đều có những thay đổi lớn nhằm cải tiến kiến trúc cũng như trang trí lại cung điện.

  • Năm 1805: Vua Gia Long tiến hành xây dựng.
  • Năm 1833: Vua Minh Mạng đã tiến hành lại hệ thống kiến trúc ở cung đình Đại Nội. Đó là dời điện về mé nam để làm lộng lẫy hơn.
  • Năm 1923: dưới thời nhà vua Khải Định thì điện Thái Hoà lại được “đại gia trùng kiến”.

Như vậy, qua những giai đoạn trùng tu trên, cung điện đã được nhiều lần sửa chữa dưới thời vua Thành Thái, Bảo Đại. Vào các năm 1960, 1970, 1981, 1985 và 1992 điện Thái Hòa đã bị ít nhiều thay đổi, nét cổ kính xưa kia đôi chút bị giảm sút nhưng cốt lõi bên trong thì vẫn được giữ nguyên vẹn từ kết cấu kiến trúc cho đến trang trí mỹ thuật.

1.3. Chức năng điện Thái Hòa

Điện, sân chầu chính là địa điểm để dùng cho những buổi lên triều trọng đại như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, hay là những buổi đón tiếp các sứ thần. Thông thường những buổi triều chính được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. 

2. Tổng quan về kiến trúc điện Thái Hòa

2.1. Quy mô điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa được xây trên nền cao lên tới 1m, với tổng diện tích là 1360 m². Nền điện thì được xây cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1m và cao hơn mặt đất 2,35m.

2.2. Cung điện Thái Hòa

Cung điện thì được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim, được sơn thếp vàng với trang trí họa tiết rồng vờn mây. Đây là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa vua và quần thần trong triều.

Cung điện Thái Hòa được xây dựng bằng hệ thống vì kéo chắc chắn (Ảnh: Internet)

Nhà trước và nhà sau của cung được được gắn nối với nhau bằng 1 hệ thống trần vòm mai cua ở dưới máng nước của 2 mái nhà. Trần mai cua nối với nửa trong đã tạo lên 1 không gian nội thất liền mạch, thống nhất và thoáng đãng không còn mang cảm giác của sự kết nối giữa 2 tòa nhà.

Việc vận dụng máng thừa lưu chính là 1 sáng kiến của người xây dựng điện. Nó không những che kín được sự lõm xuống mà còn kết nối 2 mái lối liền kiến trúc.

Hệ thống vì kéo nóc nhà sau cũng thiết kế khá là đơn giản. Chỉ làm theo kiểu “vì kèo cánh ác”, nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước lại phụ thuộc loại vì kèo “chồng rường – giả thủ” được cấu trúc vô cùng tinh xảo. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột, ở trong cung đều được liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ bằng hệ thống mộng cực chắc chắn.

2.3. Sân chầu

Sân chầu – Ảnh: Internet

Sân chầu có tên gọi khác là Bái Đình hay Long trì. Đây là sân phía trước của Điện Thái Hòa. Nơi mà các quan đại thần để đứng sắp xếp hàng theo phẩm trật quay mặt vào trong điện để làm lễ. Ở trong điện thì chỉ có nhà vua mới được ngồi trên ngai vàng, những hoàng thân và 4 vị đại thần thì đứng chầu. Bên ngoài sân trầu cũng được bài trí những cây hoa cảnh đẹp để làm cho bầu không khí hài hòa, tươi mát.

3. Phần trang trí bên ngoài điện Thái Hòa

Nói đến phần trang trí cũng góp phần tạo lên nét đẹp kiến trúc của cung điện. 1 điểm đặc biệt mà cần chú ý đến là số 5 và số 9. Đây là 2 con số khống những xuất hiện trong trang trí nội ngoại thất của cung điện mà nó còn xuất hiện trên những bậc thềm dẫn lên điện.

3.1. Đại Cung Môn

Hệ thống những bậc thềm (Ảnh: Internet)

Từ Đại Cung Môn của Tử Cấm Thánh đến điện Thái Hòa, nhà vua sẽ phải bước lên 1 hệ thống những bậc thềm ở tầng nền dưới với 9 cấp và ở tầng nên trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp để bước lên Đệ nhị Bái Đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại thành 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng thuộc 5 cấp.

3.2. Mái điện

Mái điện (Ảnh: Internet)

Đứng trên sân Đại triều nhìn vào hoặc từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra thì chúng ta đều quan sát được mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng được khảm bằng sành sứ với những tư thế đứng ngồi khác nhau như: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long triều nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v…Nhìn xa trông không khác gì những bức tranh tường nghệ thuật đẹp.

3.3. Nội điện

Nội điện (Ảnh: Internet)

Bên trong nội điện cũng thế, từ ngai vàng, bửu tán, tới những mặt diềm gỗ chung quanh hay đến mỗi mặt của 3 tầng bệ thì mỗi nơi đều được trang trí 1 bộ 9 con rồng. Cũng nhờ điểm này mà điện Thái Hòa đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người viếng thăm.

3. Toàn cảnh kiến trúc của cung điện Thái Hòa

Huế nổi tiếng với những công trình lăng tẩm độc đáo, đồ sộ. Và điện Thái Hòa không chỉ là biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn mà đây còn là công trình đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.

Cổng hoàng thành dẫn lối vào điện (Ảnh: Internet)

Khách đến thăm quan điện Thái Hòa rất đông (Ảnh: Internet)

Những bậc thang đá dẫn lên cung điện (Ảnh: Internet)

Sân Đại Triều Nghi  (Ảnh: Internet)

Nhà sau (chính điện) thì có mái cao hơn và lòng sâu hơn nhà trước (tiền điện) (Ảnh: Internet)

Hệ thống vì kèo của tiền điện được làm kiểu “chồng rường – giả thủ” (Ảnh: Internet)

Mái điện Thái Hòa được lợp ngói hoàng lưu ly và chia thành 3 tầng (Ảnh: Internet)

Bờ mái trên cùng và bờ mái dưới được chia thành những ô hộc hình chữ nhật để trang trí (Ảnh: Internet)

Cách một ô là một ô đề thơ (Ảnh: Internet)

Bên trong nội thất điện Thái Hòa cũng được phân chia thành những ô vuông và hình chữ nhật để trang trí (Ảnh: Internet)

Nội thất bên trong điện Thái Hòa đều được sơn son thếp vàng (Ảnh: Internet)

Trung tâm chính điện chính là ngai vàng của vua (Ảnh: Internet)

Phía trên ngai vàng có bửu tán thếp vàng và pháp lam lộng lẫy (Ảnh: Internet)

Trên đỉnh mái điện được trang trí hình rồng phượng rất bắt mắt (Ảnh: Internet)

Rồng chầu cũng được chạm trổ đẹp trên lan can, cột đá (Ảnh: Internet)

Rồng cũng đã được cách điệu tinh xảo trên những con sơn gỗ của hệ kết cấu đỡ mái hiên (Ảnh: Internet)

Rồng được đắp trên đỉnh của mái điện, bờ nóc và được khảm bằng sánh sứ nhìn khá sinh động (Ảnh: Internet)

Hình ảnh rồng trên mái thể hiện tính nghệ thuật đỉnh cao của kiến trúc (Ảnh: Internet)

Toàn cảnh cung điện được chụp từ trên xuống rất thoáng đãng (Ảnh: Internet)

Trước điện được trang trí những dải lồng đèn (Ảnh: Internet)

Du khách bước vào điện để tham quan (Ảnh: Internet)

Sân Triều Đại Nghi đều được đánh dẫu bởi những dải đá trải dài từ đầu đến cuối sân (Ảnh: Internet)

Cận cảnh mái cung điện (Ảnh: Internet)

Cửa điện sơn màu đỏ tươi (Ảnh: Internet)

Khung cảnh xanh tươi thoáng đãng bởi cây xanh, mặt hồ, nắng vàng (Ảnh: Internet)

Cổng thành cũng được chạm trổ hình rồng tinh xảo (Ảnh: Internet)

4. Lời kết

Có thể nói, điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, tráng lệ, uy nghi nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình nhà Nguyễn còn sót lại tại Huế. Theo dòng chảy thời gian, cùng với những di tích khác trong quần thể kiến trúc của nhà Nguyễn, Điện Thái Hòa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đừng quên theo dõi trên kênh gotrangtri.vn để cập nhật nhiều bài viết hay về kiến trúc cũng như những mẫu thiết kế nội thất đẹp mới nhất bạn nhé!

Nguyễn Chiên – Theo vi.wikipedia.org

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của Gotrangtri.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Giá sách Balo Bàn ăn Bàn học sinh Bàn họp Bàn làm việc Bàn trà Bàn trang điểm Bàn học thông minh Bàn ngồi bệt Bàn ủi hơi nước Bếp từ Bình đựng nước Bộ drap cotton Bộ drap tencel Nệm bông ép Nệm cao su Nệm lò xo Đèn học Đèn trang trí Đồng hồ báo thức Đồng hồ treo tường Bát đĩa Chảo chống dính Ghế eames Ghế cafe Ghế công thái học Xịt khử mùi Giá sách gỗ Giường bé gái Giường bé trai Giường bệt Giường tầng sắt Giường gỗ Gối tựa lưng Kệ để đồ Kệ gỗ treo tường Kệ lò vi sóng Kệ sách shopee Kệ treo tường Kệ tivi gỗ Kệ tivi treo tường Khăn giấy Khẩu trang Bảng gỗ Cây cảnh trang trí Ghế đôn Hộp đựng bút Hộp đựng giấy ăn Kệ để bàn Khăn trải bàn Móc treo đồ Nệm bệt Tạp dề Túi vải Máy hút bui Máy lọc không khí Máy massage cầm tay Máy sấy quần áo Máy xay Máy xông tinh dầu Nồi áp suất Nồi chiên không dầu Nồi cơm Kệ tủ để đồ Giường trẻ em Giường tầng Quây cũi Tủ áo trẻ em Bàn giám đốc Bàn quầy Bàn nhân viên Ghế lãnh đạo Ghế nhân viên Ghế họp Nước giặt Quạt Quầy thu ngân Sofa gỗ sồi Sofa Tab đầu giường Thảm nhập khẩu Thuốc diệt côn trùng Tú áo cánh kính Tủ áo cửa lùa Tủ chén Tủ đựng đồ Tủ giầy thông minh Tủ quần áo Tủ bếp Tủ đầu giường Tủ trang trí Tủ giầy Tủ rượu Tủ tài liệu Tủ tivi Vách ngăn Hoa trang trí Khung tranh Thuyền gỗ Nước lau bếp Nước lau sàn Xịt phòng Bàn console Quầy bar

Bình luận bài viết

Chat Zalo