(Gotrangtri.vn) Kiến trúc Nhật Bản đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy về thiết kế bối cảnh bộ phim stop motion Isle of Dogs của Wes Aderson.
Cảm hứng thiết kế chuyển hóa đó tạo nên những thước phim mãn nhãn, gây ấn tượng với người xem về tính thiết kế, tính thẩm mỹ qua bàn tay nghệ thuật của Wes Aderson và ê kíp sản xuất.
Cùng Portfolio khám phá ngay những đặc trưng tương đồng giữa phong cách Nhật Bản và bối cảnh trong bộ phim của Wes Aderson nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Sự chuyển hóa kiến trúc Nhật theo xu hướng hiện đại sang bộ phim Isle of Dogs
Theo lời nhà thiết kế sản xuất bộ phim Paul Harrod, bộ phim mới của Wes Aderson mang tên Isle of Dogs đã được tạo ra dựa trên nguồn cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc của vị kiến trúc sư Kenzo Tange đến từ Nhật Bản.
Nhà thiết kế sản xuất Paul Harrod với kinh nghiệm là một người đã từng được học ở Tange- nơi được xem là biểu trưng cho phong trà kiến trúc chuyển hóa theo xu hướng hiện đại của Nhật Bản.
Những kinh nghiệm quý báu đó đã được ông áp dụng triệt để trong việc xây dựng bối cảnh bộ phim Isle of Dogs.
Isle of Dogs là một bộ phim giả tưởng lấy bối cảnh về thành phố Megasaki và hòn đảo Trash trong 20 năm sau này.
Nhân vật chính trong phim là cậu bé Atari 12 tuổi với hành trình tìm kiếm chú chó Spots của mình cùng với bối cảnh sau một trận bùng phát dịch cúm gia cầm của Nhật. Sau đó, cậu bé đã bị trục xuất khỏi thành phố Megasaki sang đảo Trash.
Harrod cho rằng có một điều gì đó thôi thúc họ phải mang nguồn cảm hứng của Nhật Bản tạo thành đặc trưng cho thành phố Megasaki này trong phim.
Họ làm tô đậm hơn chất Nhật trong bối cảnh hiện đại nhưng cũng không hề bẻ gãy lịch sử kiến trúc truyền thống của người Nhật trong đó.
Từ ngọn núi phú sĩ xa xa đến những tòa nhà cao tầng mang kiến trúc Nhật Bản với các ô cửa sáng đèn trang trí rực rỡ,… tất cả đều được êkip phục dựng một cách sống động và tỉ mỉ đến từng chi tiết.
2. Kiến trúc Nhật trong xây dựng thành phố Megasaki
Thành phố Megasaki trong bộ phim hoạt hình đều được thiết kế dựa trên thiết kế chính từ nhà thiết kế Tange.
Ông là người từng đạt giải thưởng Pritzker 1987 và là người đại diện được công nhận nhiều nhất trong bước chuyển mình của kiến trúc Nhật từ những năm 60 của thế kỷ 20.
- Vạn lý trường thành Ấn Độ – Quần thể kiến trúc độc đáo trên thế giới
- Cloud House – Ngôi nhà hình đám mây đẹp xiêu lòng ở Melbourne
- Landmark 81 – Biểu tượng kiến trúc do chính tay người Việt làm nên
Điểm nhấn quan trọng trong thiết kế bổi cảnh của Megasaki là ngôi nhà của vị thị trưởng phản diện của Megasaki.
Nó được xây dựng theo khuôn thước từ khách sạn trong quá khứ nay đã không còn đó là Imperial Tokyo được thiết kế từ năm 1923 bởi kiến trúc sư Frank Lloyd Wright.
Ngôi nhà này tạo ra sự đột phá trong thiết kế bởi nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc truyền thống hiện đại của Nhật Bản thời kỳ Edo với kiến trúc thiết kế hiện đại trong thế kỷ 20 đó là các cấu trúc bằng đá mang đậm dấu ấn phương Tây.
3. Dấu ấn kiến trúc Nhật thời kỳ Edo trong Trash Island
Để tạo ra môi trường cho Trash Island, nhà sản xuất đã tận dụng tối đa các vật liệu từ ốc vít đến các bộ phận mát cũ để tạo nên một vùng đất cằn cỗi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”.
Hình ảnh bãi rác trên Trash Island đã được thẩm mỹ hóa bởi Harrod và các cộng sự của ông đã sử dụng các khung tranh trang trí để minh họa ukiyo-e truyền thống từ thời Edo ở Nhật Bản trong bối cảnh này.
Cách họ miêu tả về nó đó là sự đối lập giữa sự kinh khủng của một bãi rác công nghiệp bị ô nhiễm và vẻ đẹp nghệ thuật luôn ngời sáng dù trong điều kiện kinh khủng nhất như thế nào.
Không chỉ sở hữu kịch bản đắt giá, từng thước phim, khung hình trong bộ phim Isle of Dogs của Wes Aderson còn mang đậm dấu ấn nghệ thuật trong kiến trúc Nhật chắc chắn sẽ khiến khán giả theo dõi bộ phim cảm thấy hài lòng mãn nguyện.
Đừng quên theo dõi lịch trình phát sóng bộ phim để thấy rằng nhà sản xuất đã phải học hỏi và đầu tư cho bộ phim này như thế nào.
Hãy thường xuyên truy cập gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều công trình kiến trúc độc đáo hơn và ngắm những mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp mới nhất nhé.